Cậu bất hạnh là bởi tự mình chọn lấy "bất hạnh"

Dám bị ghét là cuộc trò chuyện giữa triết gia (đại diện cho tâm lý học Adler) và một chàng thanh niên đang đi tìm hạnh phúc.

Sống hết mình, ngay tại đây, ngay lúc này

“Dám bị ghét”: 3 nguyên tắc để sống hạnh phúc hơn

Muốn hạnh phúc: Hãy "dám bị ghét"

"Dám bị ghét": Đừng biến mình trở thành một bản sao để được hạnh phúc

Trích: Dám bị ghét - Kishimi Ichiro và Koga Fumitake

Triết gia: Cậu bất hạnh là bởi tự mình chọn lấy bất hạnh.

Chàng thanh niên: Không, không, điều đó là không thể.

Triết gia: Tại sao lại không thể?

Chàng thanh niên: Tại sao ư? Vì có những người được sinh ra trong gia đình có cha mẹ hiền lành, khá giả, cũng có những người sinh ra trong gia đình có cha mẹ độc ác, nghèo khổ. Đó là cuộc sống. Ngoài ra, tôi thật không muốn nói thế này, nhưng thế giới này vốn dĩ chẳng công bằng, sự phân biệt chủng tộc, quốc tịch, dân tộc vẫn là vấn đề khó mà giải quyết được. Tập trung vào vấn đề "mình được trao cho cái gì" là điều hiển nhiên thôi! Thưa thầy, những lời của thầy chỉ toàn là học thuyết trên bàn giấy, hoàn toàn bỏ qua thế giới hiện thực!

Triết gia: Người không nhìn đến hiện thực chính là cậu. Mải mê chấp nhất chuyện "mình được trao cho cái gì" thì liệu hiện thực có thay đổi không? Chúng ta không phải là cỗ máy có thể tha thế được. Điều chúng ta cần không phải là thay thế mà là đổi mới.

Chàng thanh niên: Đối với tôi, thay thế hay đổi mới cũng giống nhau. Thầy đang lảng tránh phần quan trọng. Thầy nghe này, trên đời có cái gọi là nỗi bất hạnh từ thuở lọt lòng. Trước hết, xin thầy hãy công nhận điều đó.

Triết gia: Tôi không công nhận.

sach-dam-bi-ghet

Chàng thanh niên: Tại sao?

Triết gia: Chẳng hạn, bây giờ cậu không thấy hạnh phúc. Đôi lúc, cậu còn cảm thấy cuộc sống đầy đau khổ, thậm chí mong muốn trở thành người khác. Thế nhưng, giờ phút này, cậu bất hạnh là bởi cậu tự mình chọn lấy bất hạnh, chứ không phải cậu sinh ra đã có số bất hạnh.

Chàng thanh niên: Tự mình chọn lấy bất hạnh? Thầy bảo tôi làm sao tin được điều đó đây?

Triết gia: Đây không phải phát biểu gì ghê gớm lắm đâu. Đó là cách nói đã có từ thời Hy Lạp cổ đại. Cậu có biết câu nói "Chẳng ai muốn làm ác" không? Đó là một mệnh đề nổi tiếng, một nghịch lý của Sokrates.

Chàng thanh niên: Chẳng phải có cả núi người muốn làm ác sao? Những kẻ cướp của, giết người đã đành, rồi chính trị gia, quan chức làm những hành vi bất chính cũng đầy rẫy. Tìm người liêm khiết, trong sạch không muốn làm ác có khi còn khó hơn.

Triết gia: Đúng là cái ác trong hành vi còn tồn tại vô số. Nhưng dù là tội gì, không ai phạm tội ác chỉ vì muốn làm việc ác. Tất cả những kẻ tội phạm đều có "lý do" tương ứng nội tại của hành vi phạm tội đó. Chẳng hạn, một kẻ giết người do tranh chấp tiền bạc. Đối với bản thân kẻ đó, đấy là hành vi "có lý do thích hợp", nói cách khác là hành vi "thiện". Tất nhiên, không phải là việc thiện xét trên phương diện đạo đức mà là thiện với ý nghĩa "có lợi cho bản thân."

Chàng thanh niên: Có lợi cho bản thân?

 

 

Triết gia: Trong tiếng Hy Lạp cổ, từ "thiện" (agathon) không hề có sắc thái ý nghĩa đạo đức. Chỉ có nghĩa là "có lợi". Mặt khác, từ "ác" (kakon) cũng có nghĩa là "không có lợi". Thế giới này đang lan tràn vô số các hành vi xấu xa như hành động bất chính, phạm tội. Nhưng lại chẳng có một ai muốn làm điều "ác = không có lợi" trong ý nghĩa đơn thuần của nó.

Chàng thanh niên: ...Chuyện đó thì liên quan gì đến tôi?

Triết gia: Ở một giai đoạn nào đó trong cuộc đời, cậu đã chọn "bất hạnh". Đó không phải do cậu sinh ra trong hoàn cảnh bất hạnh hay rơi vào tình cảnh bất hạnh, mà vì cậu đã cho rằng đối với bản thân mình, "bất hạnh" là một dạng "thiện".

Chàng thanh niên: Tại sao? Để làm gì cơ chứ?

Triết gia: "Lý do thích hợp" của cậu là gì? Tại sao cậu lại tự mình chọn lấy "bất hạnh"? Tôi cũng không thể biết được những điều chi tiết như vậy. Có lẽ, chúng sẽ dần sáng tỏ sau cuộc đối thoại này chăng?

Chàng thanh niên đứng phắt dậy, tức giận nhìn chằm chằm vào triết gia. Ông ấy còn nói mình đã chủ động lựa chọn cuộc đời bất hạnh này? Đó là điều "thiện" đối với mình sao? Cách lý luận này thật điên rồ! 

 

Cuốn sách "Dám bị ghét" tóm tắt tư tưởng của Alfred Adler (tâm lý học Adler), người được mệnh danh là một trong "ba người khổng lồ của tâm lý học", sánh ngang với Freud và Jung, qua hình thức câu chuyện "cuộc đối thoại giữa Chàng thanh niên và Triết gia". Khác với Freud cho rằng quá khứ và hoàn cảnh là động lực làm nên con người hiện tại, Adler chủ trương "cuộc đời ta là do ta chọn" và tâm lý học Adler được gọi là "tâm lý học của lòng can đảm". Được sự ủng hộ ở các nước Châu Âu và Mỹ, tâm lý học Adler đưa ra câu trả lời đơn giản và cụ thể cho các câu hỏi mang tính triết học: "Làm thế nào để con người sống hạnh phúc." Hiểu được tư tưởng có thể coi là chân lý thế giới này, cuộc đời bạn từ nay sẽ thay đổi ra sao? Hay không có gì thay đổi...?

Bên cạnh cuốn "Dám bị ghét", hai tác giả còn viết cuốn "Dám hạnh phúc".

Hai cuốn sách đều do Nhã Nam phát hành.

PV (lược trích)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa