Khám răng định kỳ cho trẻ để sớm phát hiện các vấn đề răng miệng.
Vì sao lưỡi bị trắng bợt?
Ngừa viêm phổi nhờ... khám răng miệng
Cái giá quá đắt khi bạn chỉ đánh răng 1 lần mỗi ngày?
90% người Việt Nam mắc bệnh răng miệng
Sâu răng
Sâu răng là hiện tượng thường gặp ở trẻ do thói quen bú bình và thói quen ăn đồ ngọt. Khi răng trẻ tiếp xúc thường xuyên với các loại đồ uống có đường như nước hoa quả, sữa, sữa công thức, nước ép hoa quả hoặc các đồ uống có đường khác và không được vệ sinh sẽ dẫn tới tình trạng đường đọng lại trên răng, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển và gây sâu răng.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sâu răng sẽ khiến trẻ bị đau và khó khăn trong việc ăn, nhai, lâu ngày dẫn đến hỏng và rụng răng sữa. Việc mất đi răng sữa sẽ làm cho răng vĩnh viễn không có định hướng mọc đúng vị trí gây ra tình trạng răng mọc lệch. Những chiếc răng sữa sâu bị hỏng còn gây ra tình trạng áp xe răng - một tình trạng nhiễm trùng dễ lan rộng ra các vị trí khác.
Sâu răng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ do thói quen ăn nhiều đồ ngọt
Để hạn chế sâu răng cho trẻ cha mẹ cần lưu ý một số điều sau: Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, tập cho bé thói quen chăm sóc răng miệng, hướng dẫn bé cách chải răng đúng cách. Bên cạnh đó, cha mẹ nên đưa bé đi thăm khám răng ngay khi phát hiện các bệnh về răng miệng.
Viêm nướu
Viêm nướu hay còn có tên gọi khác là viêm lợi xuất hiện thường xuyên ở những trẻ có độ tuổi từ 0 – 3 tuổi. Biểu hiện của bệnh là hơi thở hôi, vùng lợi viêm tấy đỏ sung nề, chảy máu lợi… Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của trẻ, ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân và đặc biệt là làm ảnh hưởng tới quá trình mọc răng ổn định của trẻ sau này. Khi trẻ bi viêm nướu, cha mẹ tuyệt đối không nên dùng lá cây, lá rau đắp thuốc, gây nhiễm khuẩn huyết, cần đưa tới bác sỹ răng hàm mặt để được điều trị và hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho trẻ.
Khi trẻ bị viêm nướu cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sỹ nha khoa để được thăm khám
Chấn thương răng
Bé ở độ tuổi từ 0 – 3 tuổi là độ tuổi bé tập đi vì thế những bước chân chập chững sẽ làm bé vấp ngã nhiều. Những chấn thương do miệng bị va chạm mạnh sẽ làm bé bị tụt răng hoặc gãy răng sữa… Những vấn đề này rất ảnh hưởng tới chức năng răng của bé.
Nếu thấy trẻ có bất thường vùng răng miệng như chảy máu, lệch răng, gãy răng, vỡ răng... bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời. Tuyệt đối không tìm cách tự chỉnh, làm bẩn vết thương gây nhiễm khuẩn. Tùy theo tình trạng, bác sỹ răng hàm mặt sẽ có phương pháp xử trí kịp thời để bảo tồn hay nhổ bỏ răng sữa và có biện pháp điều trị lâu dài thích hợp.
Bé có thể bị chấn thương răng khi té ngã xuống đất
Viêm lưỡi bản đồ cũng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây viêm lưỡi bản đồ có thể do thiếu vitamin B, do dị ứng, di truyền... Biểu hiện lâm sàng mẹ có thể nhận biết khi trẻ bị viêm lưỡi bản đồ là: Trên mặt lưỡi có vùng trơn láng màu đỏ, viền trắng. Các mảng loang này thay đổi từ vùng này sang vùng khác. Khi trẻ bị viêm lưỡi bản đồ, cha mẹ cần vệ sinh răng miệng thật tốt cho trẻ. Trường hợp viêm loét lưỡi có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ tai mũi họng.
Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi trẻ bị Nhiệt miệng là phần niêm mạc miệng (trong má, vòm miệng) hoặc bề mặt lưỡi xuất hiện những vết loét màu trắng ngà, xung quanh viền vết loét có thể có màu đỏ. Ngoài ra bé bỏ ăn, quấy khóc, chảy nước dãi, nặng hơn thì sốt và nổi hạch.
Khi bị nhiệt miệng trẻ thường bỏ ăn, quấy khóc
Để điều trị nhiệt miệng, mẹ cần:
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ, đặc biệt là các vitamin A, C, B2, PP, B6, B12 có trong rau, củ quả. Có thể sử dụng nước rau má, râu ngô để uống thay nước lọc hàng ngày.
- Cho trẻ ăn thức ăn mát, không ăn thức ăn nóng, cay. Nếu trẻ nhỏ thì mẹ có thể xay nhỏ thức ăn để bé dễ nuốt hơn.
- Chăm sóc răng miệng cẩn thận cho bé mỗi ngày. Sau mỗi bữa ăn cần cho bé súc miệng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý.
Bình luận của bạn