Empty
Empty

Nghiên cứu do Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam chủ trì khảo sát cho thấy, 68% người từng mắc COVID-19 tại Việt Nam tồn tại triệu chứng hậu COVID-19 từ 2 đến 5 tháng. Còn theo GS.TS Lê Danh Tuyên - Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, trẻ em và trẻ mẫu giáo có thể mất nhiều thời gian để hồi phục hơn (3-6 tháng) so với học sinh tiểu học hoặc trung học (1-3 tháng).

Ngoài các vấn đề hậu COVID-19, đại dịch còn gây ra những lo ngại đáng kể đối với dinh dưỡng và vận động của trẻ em. Một số nghiên cứu tại các nước phát triển cho thấy, trẻ vị thành niên có thói quen ăn vặt thay vì ăn đúng bữa trong đại dịch. Thời gian trẻ sử dụng các thiết bị màn hình (TV, điện thoại, máy tính) đều tăng cao, đặc biệt là ở những gia đình có thu nhập thấp. Hàng loạt các yếu tố gây stress trong thời gian giãn cách xã hội khiến xu hướng trẻ thừa cân, béo phì gia tăng trong đại dịch.

Empty

Hoạt động thể chất được định nghĩa là tất cả các hoạt động mang lại lợi ích sức khỏe, nếu thực hành đều đặn, với cường độ và khoảng thời gian vừa đủ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ từ 5-17 tuổi được khuyến cáo hoạt động thể chất ít nhất 60 phút/ngày. Hoạt động thể chất không đủ và chế độ Dinh dưỡng không đúng là nguyên nhân chính dẫn tới thừa cân, béo phì ở trẻ. Người có chỉ số khối cơ thể BMI cao cũng có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2, tăng huyết áp, bệnh mạch vành và nhiều bệnh lý mạn tính khác.

Thế nhưng, việc duy trì chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý cho trẻ em ngày càng trở nên thách thức hơn trong xã hội hiện đại. Một số nghiên cứu chứng minh, truyền thông có ảnh hưởng lớn tới sự lựa chọn và thói quen ăn uống của trẻ, gián tiếp tác động đến sức khỏe tinh thần, cảm xúc và thể chất. Rất nhiều các món ăn nhanh, đồ ăn vặt xuất hiện một cách hấp dẫn trên truyền thông đều chứa nhiều mỡ, nhiều calorie và nghèo dinh dưỡng. Ngoài ra, trẻ còn có xu hướng ăn nhiều hơn nhu cầu nếu vừa ăn vừa xem TV, sử dụng thiết bị điện tử để chơi game, lên mạng. Mukbang (dạng video phát sóng quay cảnh ăn uống) – trào lưu được nhiều bạn trẻ yêu thích – lại tạo những thói quen ăn uống không hề lành mạnh.

Empty

Thời gian tập luyện, hoạt động thể chất của trẻ giảm mạnh khi trẻ đến tuổi đến trường, phải dành thời gian cho học thêm và đặc biệt là trong thời gian giãn cách. Vì vậy, khi dịch COVID-19 dần được kiểm soát, lại đúng thời gian kỳ nghỉ Hè, các bậc phụ huynh có thể bắt tay vào giúp con cải thiện Dinh dưỡng và vận động, đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ trong tương lai. Theo BS Đỗ Tuấn Anh - Trung tâm Nhi Khoa, Bệnh viện Bạch Mai, không bao giờ là quá muộn để cha mẹ bắt đầu khuyến khích những thói quen sống khỏe ở trẻ. Sau khi khỏi COVID-19, trẻ cần có chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp để thúc đẩy quá trình phục hồi sức khỏe.

vandong9

Vận động là thành phần thiết yếu trong thói quen sống khỏe, đóng vai trò quan trọng trong phòng bệnh mạn tính, giúp xây dựng hệ thống xương cơ khỏe, giảm lo lắng và stress, kích thích tâm lý tích cực. Hoạt động thể chất thường xuyên được chứng minh là giúp ngăn ngừa và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm như bệnh tim, đột quỵ, đái tháo đường…

Theo nhiều nghiên cứu, với trẻ từ 3-17 tuổi, việc vận động thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe xương, cân nặng. Với trẻ 6-17 tuổi, hoạt động thể chất đều đặn không chỉ giúp cải thiện chức năng tim mạchhô hấp, sức mạnh cơ mà còn tốt cho não bộ, giúp cải thiện nhận thức, giảm nguy cơ trầm cảm.

Theo khuyến cáo, trẻ cần vận động ít nhất 60 phút/ngày. 60 phút luyện tập này không hẳn đòi hỏi trẻ luôn phải ở trên sân tập, phòng tập. Trẻ có thể tham gia làm việc nhà; Tham gia vào các hoạt động cộng đồng; Hoạt động thể chất trước, trong và sau giờ học chính khóa; Hoạt động trong giờ Thể dục.

Empty

Trong trường hợp phụ huynh lo lắng trẻ gặp phải những vấn đề hậu COVID-19, hãy theo dõi sức khỏe của trẻ sát sao, cho trẻ đi khám sàng lọc để được tư vấn điều trị. Trẻ vẫn có thể hoạt động thể chất bình thường, nhưng cần chú ý về cả dinh dưỡng và vận động để sức khỏe có thể phục hồi. Phụ huynh có thể cho con trò chuyện với bác sỹ để hiểu được tầm quan trọng của hoạt động thể chất và tìm được hình thức phù hợp. Lưu ý, cha mẹ nên tìm cho con môi trường an toàn, có thiết bị đảm bảo, có huấn luyện viên hoặc người hướng dẫn chuyên môn cao. Trong dịp Hè, nên xây dựng một kế hoạch tập luyện thuận tiện với thời gian biểu học – chơi của con. Nếu có thể, cha mẹ có thể cùng con tham gia các hoạt động thể chất này, rủ thêm bạn bè, người thân để trẻ hứng thú với việc tập luyện.

Empty

Chế độ ăn đủ dinh dưỡng sẽ giúp trẻ phát triển đầy đủ về cả thể chất và tâm lý. Đặc biệt, trong giai đoạn hậu COVID-19, một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất chính là chìa khóa giúp trẻ tăng sức đề kháng, cải thiện các triệu chứng kéo dài của bệnh.

Trong xã hội hiện đại, cha mẹ có thể đảm bảo con ăn no, ăn nhiều nhưng chưa chắc đã ăn đúng khoa học. Ngoài việc đẩm bảo đủ về lượng, chế độ ăn của trẻ còn cần cân bằng về dinh dưỡng. Để trẻ có một chế độ ăn cân bằng, cha mẹ cần đảm bảo trẻ nhận đủ tất cả các vitamin khoáng chất và các chất dinh dưỡng thiết yếu.

Theo BS Đỗ Tuấn Anh, 4 chất dinh dưỡng quan trọng nhất cho sự phát triển của trẻ gồm: Calci – Vitamin D – Sắt – Omega-3. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần hiểu đúng về việc bổ sung các vi chất này. Hậu COVID-19, với mong muốn tăng sức đề kháng, nhiều phụ huynh tự ý tăng liều bổ sung vitamin D cho con. Hậu quả là trẻ có triệu chứng quá liều như kích thích, khó ngủ, vật vã về đêm. Đây là lời cảnh báo phụ huynh cần tránh xu hướng “tẩm bổ” quá đà cho con mà nên tham khảo ý kiến bác sỹ, chuyên gia dinh dưỡng.

Empty

Nỗi lo thường trực của nhiều phụ huynh ngày nay là tình trạng trẻ biếng ăn, chán ăn. Với tư cách là bác sỹ chuyên khoa Nhi, BS Đỗ Tuấn Anh chia sẻ, cha mẹ không nên quá lo lắng vì thói quen ăn uống của trẻ sẽ thay đổi theo thời gian. Để cải thiện tình trạng trẻ lười ăn và khuyến khích trẻ ăn ngon miệng, cha mẹ cần ghi nhớ 5 bí quyết:

Empty
Empty
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ