Chỉ 50-60% TPCN trên thị trường được người tiêu dùng chấp nhận

Thực phẩm chức năng giả số lượng lớn được Công an Hà Nội phát hiện gần đây

"Mạnh tay" với dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN giả trên thị trường

Lập 3 đoàn thanh kiểm tra ATTP đối với các sản phẩm TPCN

Hà Nội: Quảng cáo TPCN còn bát nháo và đội giá lên tới 200%

TPCN giả, kém chất lượng tràn về các tỉnh

Theo PGS.TS Trần Đáng – Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam, Việt Nam thực sự là thị trường tiềm năng cho sản phẩm TPCN. Nếu năm 2000, mới chỉ có khoảng 63 sản phẩm TPCN của 13 đơn vị nhập vào Việt Nam thì đến hết năm 2013, cả nước đã có tới 3.600 doanh nghiệp tham gia kinh doanh sản phẩm này, với khoảng 6.851 sản phẩm đang lưu hành, gồm 5.518 sản phẩm nhập khẩu và 1.333 sản phẩm sản xuất trong nước. Còn tính đến thời điểm hiện nay, đã có hơn 10.000 sản phẩm TPCN đang hiện diện trên thị trường.

Bên cạnh một số ít sản phẩm được sản xuất trong nước, Việt Nam còn nhập khẩu TPCN từ gần 40 thị trường như Mỹ, Hàn Quốc, Australia… trong số đó riêng nhập khẩu từ Mỹ là hơn 1000 sản phẩm.

Điều đáng báo động là việc kiểm soát chất lượng và nguồn gốc sản phẩm TPCN đang rất khó khăn dù các cơ quan chức năng đang làm rất quyết liệt. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2015, Cục ATTP đã xử phạt hàng chục doanh nghiệp với số tiền phạt lên tới 1,6 tỷ đồng đối với các hành vi vi phạm về quảng cáo về TPCN. Mới đây nhất, 6 công ty do vi phạm các quy định về ATTP, quảng cáo sai quy định đã bị cơ quan này xử phạt với tổng số tiền phạt 150 triệu đồng.

PGS.TS Trần Đáng – Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam

Trước tình hình phức tạp của thị trường TPCN, mới đây, ngày 7/7 Cục ATTP đã ban hành kế hoạch về việc triển khai kiểm tra ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu TPCN, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng năm 2015. Thông qua đợt kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm. Bên cạnh đó, kịp thời đề xuất các biện pháp tăng cường hiệu quả trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với TPCN và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng.

Cũng trong tháng 7, Ban chỉ đạo quốc gia Chống Buôn lậu, Gian lận thương mại và Hàng giả (BCĐ 389) đã có công điện phát động đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả là dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN nhằm ngăn chặn tình trạng buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả diễn biến phức tạp, đặc biệt đối với những mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng như dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN.

Theo ông Nguyễn Thanh Phong, mục đích của kế hoạch lần này nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về ATTP đối với TPCN, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng. Qua đó, đánh giá thực trạng của việc chấp hành các quy định về ATTP tại các cơ sở kinh doanh và sản xuất các mặt hàng trên cũng như chấn chỉnh lại thị trường vốn đang rất "nóng" này.

Trần Ngọc H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng