Lưu ý gì về sự kiện nguyệt thực toàn phần chiều 8/11?

"Trăng máu" trong nguyệt thực ngày 16/5 tại Peru - Ảnh: Ernesto Benavides/AFP

Bắc Bộ hanh khô, Nam Bộ triều cường

6 điều cần tránh để phòng bệnh đường hô hấp

Làm thế nào để giảm hiện tượng tĩnh điện vào mùa Đông?

Mách nhỏ 8 lưu ý khi chăm sóc tóc mùa Đông

Theo TTXVN, chiều 8/11 sẽ diễn ra hiện tượng nguyệt thực toàn phần lần thứ 2 trong năm 2022. Hiện tượng thiên văn kỳ thú này sẽ đạt cực đại vào 17h59 - khi trăng sẽ có màu đỏ sậm nhất - và kết thúc vào lúc 20h56 (theo giờ Việt Nam).

Lần nguyệt thực toàn phần này có thể quan sát được ở Châu Đại Dương, châu Mỹ, châu Á và Bắc Âu, bằng mắt thường mà không cần thiết bị hỗ trợ. Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) nhận định, người dân ở Alaska và Hawaii sẽ có cơ hội chứng kiến toàn bộ sự kiện thiên văn này. Theo dự báo, phải 3 năm nữa, lần nguyệt thực toàn phần kế tiếp diễn ra sẽ là vào tháng 9/2025.

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời cùng nằm trên một đường thẳng, Mặt Trăng đi vào chóp bóng của Trái Đất và ở vị trí đối diện với Mặt Trời.

Khi hiện tượng này diễn ra, ánh sáng Mặt Trời chiếu đến Mặt Trăng sẽ bị khí quyển của Trái Đất khúc xạ, hiện lên một màu đỏ trên bầu trời. Chính vì vậy hiện tượng này còn được gọi với cái tên là "Mặt trăng máu." Trong khi đó, trăng tròn vào tháng 11 còn được gọi là Mặt Trăng Hải ly nên hiện tượng ngày mai được biết đến là "Mặt Trăng máu Hải ly."

Xuyên suốt sự kiện, người yêu thiên văn cũng có thể thấy hành tinh thứ 7 - sao Thiên Vương nằm gần Mặt Trăng bị che tối. Tại một số khu vực thuộc châu Á, có lúc sao Thiên Vương sẽ ẩn sau Mặt Trăng trong thời gian diễn ra nguyệt thực toàn phần.

Tuyến đường trũng thấp, ven sông có nguy cơ ngập cao do triều cường - Ảnh: Báo Thanh Niên

Tuyến đường trũng thấp, ven sông có nguy cơ ngập cao do triều cường - Ảnh: Báo Thanh Niên

Kỳ nguyệt thực tháng 11 năm nay, người Việt Nam ở toàn bộ các tỉnh, thành phố đều có thể xem được, miễn là điều kiện thời tiết cho phép. Tại Việt Nam sẽ không thể quan sát hiện tượng nguyệt thực nửa tối. Thay vào đó, người dân sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ quá trình diễn ra nguyệt thực toàn phần, bắt đầu xuất hiện vào lúc 17h16 giờ Việt Nam và kết thúc vào lúc 20h55. Thời điểm quan sát nguyệt thực dễ nhất là sau 18h00 tối, khi Mặt Trăng đã lên cao so với đường chân trời.

Người xem không cần dùng đến kính thiên văn mà chỉ cần tìm đến nơi có tầm nhìn thoáng, không gian rộng và ít gặp vật cản để quan sát nguyệt thực.

Khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng, tổng hợp lực hấp dẫn do Mặt Trăng và Mặt Trời tác dụng lên Trái Đất và lớp nước bao xung quanh là lớn hơn, do đó sẽ xảy ra triều cường. Vì vậy, nguyệt thực có thể làm các đợt thủy triều mạnh hơn, cao hơn. 

Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, mức độ rủi ro thiên tai khu vực hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai trong đợt triều cường này ở cấp độ 2. Đây là kỳ triều cường cao, đỉnh triều có thể xuất hiện vào khung giờ tan tầm (17-19h). Người dân cần thận trọng khi lưu thông trên các tuyến đường ven sông, kênh rạch; Kê đồ đạc lên cao, đề phòng nước lên tràn vào nhà có thể làm hư hỏng vật dụng gia đình.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin