6 điều cần tránh để phòng bệnh đường hô hấp

Triệu chứng viêm đường hô hấp dễ tái phát lúc giao mùa

Phòng viêm phổi ở người cao tuổi mùa lạnh

Cách giảm đau họng do trào ngược dạ dày thực quản

Dùng thuốc gì để cải thiện viêm phế quản?

Những điều cần biết trong quá trình điều trị viêm phế quản

Khói bụi

Khói bụi là một trong những tác nhân kích thích các vấn đề về hô hấp mạn tính, gồm: Khói thuốc, khí thải xe cộ, khói đốt rơm rạ… Để phòng bệnh đường hô hấp tái phát, bạn nên chủ động cai thuốc lá, không để khói bụi tích tụ trong nhà, tránh tới gần nơi đốt lửa hoặc sưởi than, củi trong phòng kín.

Ô nhiễm môi trường và thay đổi thời tiết

Với những người có cơ địa dị ứng hoặc viêm xoang, sự thay đổi thời tiết đột ngột cuối mùa Thu chính là nguyên nhân khiến các phản ứng dị ứng tái phát và kéo dài. Niêm mạc mũi, họng cũng dễ bị tổn thương do thời tiết khô hanh và chất lượng không khí kém.

Người có bệnh lý hô hấp, trẻ em, người cao tuổi được khuyến cáo hạn chế hoạt động ngoài trời trong những ngày chất lượng không khí ở mức kém. Nếu phải ra ngoài vào sáng sớm hoặc khi có sương mù, hãy đeo khẩu trang, dùng khăn che kín mũi và miệng.

Sản phẩm có mùi nặng

Tránh tiếp xúc hóa chất có mùi nặng, gây kích thích đường hô hấp

Tránh tiếp xúc hóa chất có mùi nặng, gây kích thích đường hô hấp

Một số chất hóa học bay hơi, có mùi nặng cũng kích thích cơn hen suyễn, triệu chứng viêm đường hô hấp ở người bệnh. "Thủ phạm" có thể nằm ngay trong nhà bạn: Sản phẩm xịt khử mùi, nến thơm, chất tẩy rửa, keo xịt tóc, thuốc diệt côn trùng, sơn hoặc nước hoa…

Nếu gia đình có ý định phun thuốc diệt muỗi, côn trùng hay vệ sinh nhà cửa, bạn hãy tránh ở trong nhà khi thực hiện. Hạn chế dùng mỹ phẩm có mùi nặng để bảo vệ sức khỏe đường hô hấp.

Bụi và mạt bụi trong nhà

Đôi khi, không khí trong nhà còn có thể ô nhiễm nặng nề hơn cả bên ngoài trời. Trong ngôi nhà của bạn tiềm ẩn nhiều tác nhân kích thích đường hô hấp: Bào tử nấm mốc, bụi, mạt bụi – loài bọ cực nhỏ, sinh sống bằng cách ăn các tế bào chết bám trên ga giường, gối, chăn, rèm…

Đối với những người có bệnh mạn tính như viêm mũi dị ứng, hen phế quản, mạt bụi có thể làm bệnh nặng thêm, gây khó thở, khò khè dai dẳng... Để bảo vệ đường hô hấp, bạn cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khô ráo; Hạn chế dùng nội thất dễ tích tụ bụi như thảm, rèm lớn, nếu dùng cần giặt giũ thường xuyên; Giặt ga giường, vỏ gối hàng tuần với nước nóng.

Các tác nhân gây dị ứng khác

Mạt bụi, lông thú cưng, phấn hoa... có thể khiến triệu chứng bệnh lý hô hấp mạn tính trở nên nghiêm trọng

Mạt bụi, lông thú cưng, phấn hoa... có thể khiến triệu chứng bệnh lý hô hấp mạn tính trở nên nghiêm trọng

Phấn hoa, lông chó mèo cũng là tác nhân gây dị ứng phổ biến với các dấu hiệu như ngứa mắt, chảy nước mũi, nghiêm trọng hơn là kích phát cơn hen. Bạn nên tránh tiếp xúc với các yếu tố này và hỏi ý kiến bác sỹ về cách cải thiện triệu chứng. Ngoài ra, các gia đình có thể sắm máy lọc không khí trong nhà để kiểm soát nồng độ bụi cũng như tác nhân gây dị ứng trong nhà.

Viêm đường hô hấp cấp

Cúm mùa, cảm lạnh thông thường và các bệnh viêm đường hô hấp cấp khác đều có thể trở nên nguy hiểm với người mắc bệnh lý nền như hen phế quản. Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) thường có hệ miễn dịch suy yếu. Với bản chất đường thở bị thu hẹp và co thắt, người bệnh nếu nhiễm thêm cúm sẽ làm nặng hơn tình trạng viêm, dễ gặp biến chứng nặng như viêm phổi, khó thở, suy hô hấp.

Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vaccine phòng cúm mùa, COVID-19 theo đúng chỉ định của bác sỹ. Bạn nên rửa tay với xà phòng, khử khuẩn đều đặn và tránh tiếp xúc với người có dấu hiệu mắc bệnh.

 
Quỳnh Trang (Theo Healthgrades)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp