PGS.TS Lê Văn Truyền ban giao tài liệu tới đại diện MEDDOM
Điều kiện để du lịch, thể dục thể thao hoạt động trở lại
Những dấu hiệu cảnh báo tăng huyết áp ít người biết
Thị trường nguyên liệu TPCN: Dự báo đạt 2,5 tỷ USD năm 2020
Khai trương Bảo tàng Văn học Việt Nam
Cái kết đẹp cho 13 năm kiên trì, cần mẫn hoạt động
Được xây dựng trong khuôn viên Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam rộng hơn 30 ha ở Cao Phong, Hòa Bình, Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam (MEDDOM) là bảo tàng đầu tiên giới thiệu về các ngành khoa học, nơi kể những câu chuyện về lịch sử khoa học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX thông qua những con người cụ thể. Đây cũng là nơi lưu trữ những kỷ vật, hiện vật, tài liệu trong quá trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học Việt Nam.
Sau hơn 13 năm hoạt động, đến nay MEDDOM đã thiết lập được 2.000 phông lưu trữ cá nhân các nhà khoa học, lưu giữ và bảo quản hơn 800.000 hiện vật, 400.000 phút ghi âm và 150.000 phút ghi hình về cuộc đời của nhà khoa học thuộc 45 chuyên ngành.
Đó là kết quả của hàng vạn giờ làm việc nghiêm túc của hàng trăm chuyên gia, thông qua những cuộc gặp gỡ trực tiếp với các nhà khoa học, cộng sự và người thân của họ cũng như các nhân chứng ở mọi miền đất nước.
Song song với hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, MEDDOM còn thúc đẩy mạnh mẽ công tác phát huy di sản bằng việc tổ chức thành công 7 cuộc trưng bày, triển lãm, xuất bản 2 bộ sách thường niên “Di sản ký ức của nhà khoa học” (8 tập), “Những câu chuyện hiện vật” (4 tập), 4 cuốn sách khác và hàng chục bộ phim về cuộc đời các nhà khoa học. Đó là cơ sở khoa học để MEDDOM đi tới quyết định thành lập bảo tàng về các nhà khoa học Việt Nam.
Việc cấp phép hoạt động cho Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam đã đánh dấu mốc quan trọng trên hành trình nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nước ta, trong đó di sản của các nhà khoa học là khái niệm còn mới mẻ.
MEDDOM - Nơi trao gửi niềm tin
Tại sự kiện, MEDDOM cũng tổ chức lễ tiếp nhận hàng trăm tài liệu hiện vật của nhà khoa học thứ 2000 - PGS.TS Lê Văn Truyền. Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, PGS Truyền đã công bố hàng trăm bài báo nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế. Ông là phó chủ nhiệm dự án "Phát triển sản xuất Artemisinin từ thanh hao hoa vàng" - Công trình khoa học được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000.
Bộ sưu tập tài liệu hiện vật mà PGS.TS Lê Văn Truyền trao tặng MEDDOM đều có “linh hồn” bởi gắn với chúng là những câu chuyện, những ký ức trong cuộc đời một nhà khoa học Dược, một thầy giáo. Những tài liệu này có ý nghĩa quan trọng trong trưng bày tương lai của Bảo tàng về lịch sử ngành Dược nói riêng và lịch sử phát triển khoa học ở Việt Nam nói chung.
Tin rằng, với những gì đã và đang làm được con số 2000 nhà khoa học trao gửi niềm tin của mình cho MEDDOM sẽ không dừng lại mà chắc chắn tăng nhanh trong thời gian tới.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH BUỔI LỄ
Bình luận của bạn