TP.HCM ra văn bản yêu cầu thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch

Dịch COVID-19 ở TP.HCM những ngày gần đây đang chuyển biến xấu hơn với số ca mắc tăng - Ảnh: saigongiaiphong

Mỹ chuyển thêm hơn 4 triệu liều vaccine COVID-19 cho Việt Nam

Những nguyên thủ quốc gia nào trên thế giới đã mắc COVID-19?

Các tỉnh, thành nào đã tiêm vaccine cho trẻ em?

Hà Nội: 4 quận nào chưa được phép cách ly F1 tại nhà?

Tình hình dịch COVID-19 ở TP.HCM đang có xu hướng tăng trở lại trong thời gian gần đây. Theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, các bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Tân Bình đều đang kín bệnh nhân. Ông Hồ Hữu Đức, Phó giám đốc bệnh viện này, cho biết số lượng các ca F0 nhập viện được chuyển tới từ nhiều đơn vị khác, tất cả các giường bệnh ở 3 tầng của bệnh viện dường như kín bệnh nhân.

Hơn một tuần nay số ca mắc của TP.HCM vượt 4 con số, như ngày 24/11 có 1.666 ca. Số ca mắc tăng, kéo theo số ca trở nặng và tử vong tăng. Từ duy trì dưới 30 ca tử vong/ngày, 4 ngày trở lại đây số ca tử vong tăng liên tục, lần lượt từ 50, 55, 59 lên 62 ca ngày 24-11.

Sở Y tế TP.HCM cũng thông tin các bệnh nhân mắc COVID-19 nhập viện tử vong thường tập trung ở nhóm cao tuổi, mang nhiều bệnh nền và đặc biệt "không chịu tiêm vaccine". Thống kê các ca tử vong một ngày cho thấy có điểm chung trên 50% chưa tiêm vaccine.

Văn bản khẩn số 3909 cho biết số ca mắc mới trên địa bàn thành phố Thủ Đức và các quận, huyện đều có xu hướng tăng, nhất là tại TP. Thủ Đức, Quận 12, quận Gò Vấp, quận Bình Tân, huyện Bình Chánh và huyện Hóc Môn.

UBND TP.HCM yêu cầu UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện bảo đảm sự thống nhất, phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương, không cục bộ, “cát cứ” hoặc ban hành quy định vượt quá mức cần thiết; đồng thời, nhanh chóng truy vết, xét nghiệm là khâu then chốt để sớm kiểm soát hiệu quả dịch, thích ứng an toàn, linh hoạt theo diễn biến dịch, chuyển dần các vùng cấp độ 2, 3, 4 về cấp độ 1.

Chủ động xây dựng kịch bản đáp ứng với các tình huống dịch bệnh trên địa bàn cụ thể, chi tiết, khả thi và đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, cần bám sát quan điểm tiếp cận toàn dân, lấy người dân là trung tâm, là chủ thể và lấy cơ quan, đơn vị, địa phương là nền tảng trong phòng chống dịch.

TP. Thủ Đức và các quận, huyện cần đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng chống dịch - Ảnh: thanhnien

TP. Thủ Đức và các quận, huyện cần đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng chống dịch - Ảnh: thanhnien

Cần rà soát, đôn đốc, đẩy mạnh việc tiêm vaccine, nhất là việc tiêm mũi 2, tích cực tổ chức tiêm lưu động, đặc biệt để tiếp cận các đối tượng nguy cơ cao (người lớn tuổi, có bệnh nền), khó di chuyển, bảo đảm về thuốc điều trị, trang thiết bị y tế; khoanh vùng, cách ly được thực hiện trên phạm vi hẹp nhất có thể; tiếp tục thông điệp 5K và đề cao ý thức phòng, chống dịch của người dân.

Thực hiện nới lỏng, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, mở cửa lại nền kinh tế có lộ trình và ở những nơi an toàn, có đủ điều kiện.

Bên cạnh đó, tăng cường kiểm soát chặt chẽ di biến động dân cư, nắm chắc tình hình người dân khi ra, vào địa bàn, người có nguy cơ đang lưu trú, làm việc tại địa phương, doanh nghiệp (như lái xe, phụ xe đường dài, liên tỉnh; người làm việc ngoài tỉnh về địa phương lưu trú, người lưu trú ngoài tỉnh về địa phương làm việc...) để có biện pháp quản lý phù hợp, khai báo y tế thường xuyên.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để những người dân tại các địa bàn có trường hợp mắc COVID-19, địa bàn có nguy cơ chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn theo dõi sức khỏe và áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo quy định.

 
Đức Bình
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin