Nhai thuốc khi uống có thể gây tác hại nguy hiểm
Thuốc/TPCN nào nên dùng trước bữa sáng?
Thuốc/TPCN nào nên dùng sau bữa ăn sáng?
Thuốc nào nên dùng buổi tối?
Trì hoãn kinh nguyệt bằng thuốc tránh thai: Nên hay không?
Nhưng tại sao lại có khác biệt lớn về diện mạo của chúng cũng như mức độ dễ nuốt của chúng khi uống?
Câu trả lời đơn giản là, các hãng sản xuất dược phẩm hoàn toàn kiểm soát các yếu tố nói trên. Hiện không có bất kỳ quy tắc cụ thể nào về hình dạng cũng như kích cỡ của các viên thuốc, và một số nhà sản xuất dường như chẳng mấy quan tâm tới việc viên thuốc của họ sẽ khó nuốt tới mức nào.
Cổ họng của người lớn trung bình có đường kính 2cm. Tuy nhiên, một số viên thuốc có thể dày hơn 1cm hoặc rộng 0,5cm, khiến việc nuốt chúng trở nên vô cùng khó khăn. "Các hãng dược có thể không cân nhắc việc viên thuốc có thể khó nuốt tới mức nào khi bào chế chúng, vì họ không cần phải làm điều đó", Tiến sỹ Simon Gaisford, trưởng Khoa Dược thuộc trường University College London (Anh), giải thích.
David Erskine, giám đốc Trung tâm thông tin y học khu vực London và đông nam Anh cho biết thêm rằng, kích cỡ của một viên thuốc một phần chịu sự quyết định của lượng dược chất và các thành phần khác, cần cho việc tạo ra một liều ổn định.
Một số loại thuốc, chẳng hạn như các viên thuốc tránh thai, có "hiệu lực cao", đồng nghĩa với việc chỉ cần một lượng nhỏ cũng đủ tạo ra tác dụng mong muốn. Vì vậy, những viên thuốc này thường rất nhỏ.
Ngược lại, một số loại thuốc, chẳng hạn như ibuprofen lại có "hiệu lực thấp", đồng nghĩa với việc phải sử dụng lượng lớn dược chất mới tạo ra được các tác dụng mong muốn. Do đó, những viên thuốc này có thể sở hữu kích thước rất lớn.
Hầu hết các hoạt chất cũng cần phải phải được hòa trộn với những thành phần khác để giúp chúng ép nén thành một hình dạng chấp nhận được. Các thành phần khác sau đó cũng được dùng để khiến chúng phát huy tác dụng như mong muốn, chẳng hạn như các hóa chất "phân hủy" sẽ giúp viên thuốc thực sự hòa tan khi tiếp cận đích.
Do đó, khi bạn nhìn thấy một viên thuốc được liệt kê là 300mg, đó là lượng hoạt chất tồn tại trong đó và bản thân viên thuốc có thể lớn hơn nhiều vì tất cả các thành phần được cho thêm.
Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm khi cho rằng, bạn có thể đập vụn hoặc bẻ nhỏ các viên thuốc lớn để khiến chúng dễ nuốt hơn hoặc khiến việc uống chúng dễ dàng hơn bằng cách trộn với thức ăn. Hầu hết các viên thuốc đều có lớp vỏ bọc đường và màu sắc, một phần nhằm khiến chúng dễ nhận biết hơn và có hương vị dễ chịu hơn. Song, đôi khi các lớp vỏ này lại cần thiết cho dược chất phát huy đúng tác dụng. Đây chính là yếu tố quyết định liệu viên thuốc hoặc viên con nhộng có an toàn để nghiền nát, bẻ vỡ hoặc hòa tan trước khi uống hay không.
Theo Tiến sỹ Gaisford, các viên thuốc như paracetamol chỉ là bột thuốc nén lại, nên việc cắt nhỏ chúng là chấp nhận được, chừng nào các bệnh nhân vẫn uống đủ cả liều. Tuy nhiên, một số loại thuốc khác được bào chế lớp vỏ để tránh gây kích ứng cho thực quản khi nuốt chúng và không bao giờ được phép nghiền nát hoặc bẻ vụn.
Các loại dược phẩm khác, chẳng hạn như thuốc trị đau họng, lại được bào chế lớp vỏ để hoạt chất giải phóng từ từ và liên tục khi nó di chuyển khắp cơ thể. Do đó, việc cắt vụn viên thuốc thành các mảnh nhỏ đồng nghĩa với việc dược chất được giải phóng trước thời điểm đáng lẽ cần phát huy tác dụng. Việc này có thể dẫn đến quá liều hoặc thuốc không mang lại tác dụng như mong muốn.
Ngoài ra, lớp vỏ của một số viên thuốc nhằm bảo vệ dược chất khi nó đi qua axit dạ dày, vì nó cần dược giải phóng ở dưới thấp hơn trong hệ tiêu hóa.
Dẫu vậy, chúng ta vẫn có thể cắt bỏ vỏ một số loại thuốc con nhộng và đổ toàn bộ thuốc bên trong vào một chất lỏng để dễ uống hơn. Chúng ta cũng có thể trộn phần thuốc bên trong viên con nhộng vào sữa chua nếu muốn ăn thứ gì đó. Song, chúng ta cần phải đảm bảo rằng sẽ uống hoặc ăn toàn bộ hỗn hợp để nhận được toàn bộ liều điều trị.
Chuyên gia David Erskine nhấn mạnh, đối với một bệnh nhân không thể nuốt thuốc viên, các bác sĩ, y tá hoặc dược sĩ có thể tìm một loại thuốc thay thế có cùng tác dụng, nhưng ở dạng chất lỏng hoặc chất hòa tan hoặc thấm chí cả miếng dán hoặc viên nhét hậu môn. Đôi khi, các hãng dược phẩm có thể bào chế thêm dạng chất lỏng của thuốc, nhưng nó sẽ đắt hơn và đòi hỏi được kê dùng thường xuyên hơn do thuốc lúc đó có thể có tuổi thọ ngắn hơn.
Đối với các loại thuốc ngoại, nếu trên nhãn mác bạn thấy đề các chữ cái MR, ER và/hoặc EC, bạn không nên cắt, bẻ vụn thuốc với bất kỳ hình thức nào vì chúng được tạo cho một lớp vỏ đặc biệt nhằm trì hoãn hoặc kiểm soát việc giải phóng dược chất. Và một điều bạn cần lưu ý là, luôn phải tham vấn bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Bình luận của bạn