Hội chợ Viềng xuân (Ảnh: Phủ Dầy)
Khai hội đua thuyền Tứ linh trên đảo Lý Sơn
11 lễ hội đầu năm không thể bỏ qua ở miền Bắc
Gợi ý những lễ hội miền Bắc nên đi sau Tết
Lễ hội chém lợn: Tục lệ đẹp hay tàn bạo và độc ác?
Chợ Viềng Nam Định đã sẵn sàng
Ở Nam Định có 4 chợ cùng tên là Viềng: Chợ Viềng Phủ Dầy (huyện Vụ Bản), chợ Viềng Nam Giang (huyện Nam Trực), chợ Viềng Nghĩa Thịnh (huyện Nghĩa Hưng), chợ Viềng Mỹ Trung (huyện Mỹ Lộc). Nhưng, nổi tiếng và thu hút nhiều du khách hơn cả là chợ Viềng Phủ Dầy (Vụ Bản).
Ban tổ chức lễ hội chợ Viềng Phủ Dầy cho biết, dự kiến năm nay, lượng du khách đến chợ khoảng 30.000 – 40.000 lượt người. Để đảm bảo trật tự an toàn, Công an tỉnh Nam Định huy động tối đa lực lượng, tăng cường 300 cán bộ, phối hợp với công an huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Hà Nam, Ninh Bình và các lực lượng chức năng khác cùng tham gia, phân công nhiệm vụ, chịu trách nhiệm tại từng khu vực cụ thể khi chợ Viềng diễn ra, không để xảy ra tình trạng tắc đường hay lộn xộn.
Ông Phạm Văn Vụ - Phó Trưởng Công an huyện Vụ Bản, cho biết: “Những ngày qua, chúng tôi đã bố trí các tổ công tác rà soát lại toàn bộ các tuyến giao thông dẫn vào khu vực tổ chức chợ, tránh tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường để bán hàng. Thứ hai là phân lô các khu vực bán hàng hóa của những người đến bán hàng, tham gia hội chợ xuân này. Vấn đề nữa là phòng chống các hoạt động trò chơi kiếm tiền bất hợp pháp, các loại cờ bạc trá hình, trộm cắp”.
Đi chợ Viềng “mua may bán rủi”
Chợ Viềng là phiên chợ đặc biệt, mỗi năm chỉ diễn ra một lần, vào đêm mùng 7, ngày mùng 8 tháng Giêng. Theo quan niệm, đi chợ Viềng là để “mua may bán rủi”, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt. Cả người bán và người mua đều không nói thách, mặc cả. Cái sự mua bán ở đây mang màu sắc tâm linh – người ta chỉ cần bán hoặc mua được một vật gì đó, dù nhỏ, cũng đều gặp may mắn, tốt lành…
Du khách xem cây cảnh trong chợ Viềng 2014 (Ảnh: Báo tin tức)
Đi chợ Viềng, người nông dân thì mua cái liềm, lưỡi cuốc mong mùa màng bội thu, con lợn, con gà hay cây cảnh, cây ăn quả. Khách phương xa có thể dạo thăm khu vực bán cây cảnh, đồng xu may mắn, cây cành vàng lá ngọc cầu may…
Khu hội chợ chính nằm trong thôn Trung Thành, bao xung quanh là cả một quần thể di tích, đình chùa, đền phủ, lăng tẩm đẹp như lăng Mẫu, đền Vua, chùa Long Vân, chùa Cao, phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát, đình ông Khổng… Cụm di tích này đã được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xếp hạng là “di tích lịch sử văn hóa”.
Người bản địa và khách thập phương về đây không chỉ đi dự hội chợ Viềng mà còn đi lễ chùa, đền phủ bà Chúa, cầu may cầu lộc đầu xuân.
Bình luận của bạn