Phụ huynh phải luôn cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết Dengue đang vào mùa
33 quốc gia ghi nhận viêm gan "bí ẩn", Việt Nam ứng phó thế nào?
5 sự kiện y tế nổi bật trong tuần
TP.HCM xây dựng kịch bản ứng phó bệnh đậu mùa khỉ
Bộ Y tế khuyến cáo 6 biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ
Đến sáng 31/5, nước ta có 10,7 triệu người mắc COVID-19, với trên 9,4 triệu người khỏi, số ca mắc mới đang có xu hướng giảm dần. Bộ Y tế ban hành công văn về việc tăng cường khám chữa bệnh thường quy và cho người sau mắc COVID-19 (hậu COVID-19). Theo đó, việc khám, chữa bệnh thường quy và khám chữa bệnh, phục hồi chức năng cho người có dấu hiệu, triệu chứng hậu COVID-19 cần bảo đảm các chỉ định phù hợp, tránh tình trạng lạm dụng chỉ định hoặc chỉ định không phù hợp, không cần thiết.
Theo VnExpress, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM thông tin, từ 20/5 đến 26/5, thành phố ghi nhận hơn 1.400 ca mắc sốt xuất huyết. Thành phố phát hiện 121 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 71 phường, xã, tăng 42 ổ so với tuần trước đó. Đặc biệt, các chuyên gia cảnh báo tình trạng tái nhiễm sốt xuất huyết, các lần tái nhiễm sau sẽ nặng hơn, tình trạng bệnh dễ chuyển xấu hơn so với những lần trước.
Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) vừa cứu sống thành công một bệnh nhi 7 tuổi (quê Cà Mau) tái nhiễm sốt xuất huyết nặng. Tiền căn bệnh nhi bị thiếu máu tán huyết (Thalassemia), theo dõi tái khám định kỳ tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và đã từng bị sốt xuất huyết Dengue vào năm 2018. Trong lần tái nhiễm này, bé bị rối loạn đông máu, suy gan nặng, men gan tăng cao gấp 100 lần so với bình thường. Các bác sỹ phải tiến hành thay huyết tương, lọc máu và hỗ trợ hô hấp cho bé. Hiện tại bé tỉnh táo, ăn uống được, chức năng gan đã hồi phục và được chuyển lên khoa Sốt xuất huyết tiếp tục theo dõi. Phụ huynh không được chủ quan trước sốt xuất huyết, ngay khi trẻ sốt từ 2-3 ngày trở lên là phải nghĩ ngay tới nguy cơ nhiễm sốt xuất huyết đầu tiên.
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận 2 bé gái song sinh dính liền gan hiếm gặp từ Lào Cai. 2 bé V.N và V. T được phát hiện là cặp song sinh dính liền khi mẹ mang thai ở tuần thứ 33. 7 tuần sau, thai phụ được mổ chủ động lấy thai, cân nặng lúc sinh của 2 bé lần lượt là 2,2kg và 2,8kg. Bé V.T đang có sức khỏe ổn định, trong khi bé V.N đang nguy kịch từng ngày do thông sàn nhĩ thất.
Ban Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương đã chỉ đạo buổi hội chẩn đa chuyên khoa để cùng lên kế hoạch phẫu thuật sớm, cố gắng hết sức để cứu sống cả 2 bé. Được biết, có rất nhiều khó khăn trong việc phẫu thuật cho ca song sinh dính liền này. Thứ nhất, phần gan 2 trẻ dính nhau, 1 nửa phần thân dưới của bé V.N đang được nuôi dưỡng bằng động mạch gan của V.T, khi tiến hành tách bụng và tách gan, có thể dẫn đến nhiều nguy cơ gây sốc, nguy kịch. Thứ hai, trẻ mắc quá nhiều bất thường tim mạch, ca phẫu thuật lại càng thách thức hơn bao giờ hết.
Bình luận của bạn