Tiêm vaccine vẫn là một phần quan trọng trong phòng chống dịch COVID-19 - Ảnh: SK+
Bộ Y tế đề xuất V2K thay 5K, thêm 111 ổ dịch sốt xuất huyết tại TP.HCM
Thủ tướng yêu cầu xem xét điều chỉnh quy định 5K
Đã đến lúc nên thay đổi quy định 5K phòng chống dịch COVID-19?
Tiếp tục “lá chắn” vaccine và thông điệp 5K
Bản tin mới nhất ngày 5/6 của Bộ Y tế cho biết cả nước ghi nhận 685 ca COVID-19 mới trong ngày (giảm 196 ca so với ngày trước đó) tại 36 tỉnh, thành phố, có 505 ca trong cộng đồng. Đây là ngày có số mắc mới thấp nhất tính từ cuối tháng 6/2021.
Theo Bộ Y tế, số ca COVID-19 mắc mới, số ca nặng, số ca tử vong có xu hướng giảm mạnh tại hầu hết các tỉnh, thành phố, hiện cả nước ghi nhận khoảng trên, dưới 1.000 ca mắc mới mỗi ngày, thấp nhất trong khoảng 11 tháng qua. Trong đó, khoảng 1 tuần gần đây chỉ ghi nhận 0-1 ca tử vong trên toàn quốc và chỉ còn hơn 40 ca nặng đang điều trị.
Khi dịch đang được kiểm soát tốt và tỷ lệ tiêm vaccine đủ 2 mũi tại Việt Nam cao, các chuyên gia cho rằng, việc thực hiện 5K phải linh hoạt, tùy theo hoàn cảnh nào mà thực hiện K nào. Trong đó, cần thấy nguyên tắc nào là ưu tiên và nguyên tắc nào là hỗ trợ cho nhau và thực hiện tối đa có thể được tùy theo công việc, hoạt động.
Theo đó, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 4/6, Bộ Y tế đã lấy ý kiến các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 và đề xuất V2K (vaccine - khẩu trang - khử khuẩn) thay 5K như trước đây.
Nhiều ý kiến đồng tình với đề xuất trên trước tình hình dịch ổn định hiện nay.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, đến nay Bộ Y tế đã tham mưu tạm dừng khai báo y tế, không còn bắt buộc hạn chế tập trung đông người, giữ khoảng cách. Như vậy về thực chất chỉ còn thực hiện đeo khẩu trang, khử khuẩn.
Bộ Y tế đề xuất V2K, nghĩa là vaccine-khẩu trang-khử khuẩn. Tuy nhiên trong dự thảo, Bộ Y tế nêu rõ thông điệp 5K vẫn được sử dụng nếu xuất hiện những biến chủng mới nguy hiểm hơn.
Trước đề xuất này, PGS Trần Đắc Phu, nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng cũng cho biết: "Theo tôi cần áp dụng một cách linh hoạt, phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh. Thay vì ép buộc, cần khuyến cáo người dân thực hiện, hình thành các thói quen tốt để không những phòng ngừa COVID-19 mà còn có rất nhiều bệnh truyền nhiễm khác đang lưu hành".
Trước đó, ngày 1/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 447 về việc công bố dịch COVID-19 là dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A có nguy cơ đại dịch toàn cầu trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, hiện nay COVID-19 chưa được cập nhật vào danh mục bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc, cũng như độ tuổi trẻ em thuộc đối tượng của chương trình tiêm chủng mở rộng. Đồng thời, chưa có quy định phạm vi và đối tượng phải sử dụng vaccine và sinh phẩm y tế bắt buộc theo tình hình dịch vì một số lý do.
Thứ nhất, hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên triển khai tiêm vaccine tự nguyện, hơn là bắt buộc. Thứ hai, việc sử dụng vaccine phòng chống dịch COVID-19 trên thế giới hầu như là tự nguyện, chỉ có một số quốc gia bắt buộc tiêm vaccine với một số đối tượng như công nhân, cảnh sát, quân đội… và chưa bắt buộc tiêm vaccine với trẻ em 5-12 tuổi. Thứ ba, các vaccine phòng COVID-19 vẫn đang trong quá trình tổng hợp theo dõi về hiệu quả của sử dụng vaccine. Do vậy, căn cứ vào quy định hiện hành và các lý do nêu trên tại thời điểm hiện nay, việc tiêm vaccine cho trẻ 5-12 tuổi chưa có đủ cơ sở xác định là bắt buộc.
Bình luận của bạn