TP.HCM xây dựng kịch bản ứng phó bệnh đậu mùa khỉ

Người có dấu hiệu nghi mắc đậu mùa khỉ cần khai báo tại trạm y tế xã - Ảnh: Getty Images

Tiêu điểm Sức khỏe+ ngày 27/5/2022

Bộ Y tế khuyến cáo 6 biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

Việt Nam giám sát người đến từ 12 quốc gia lưu hành bệnh đậu mùa khỉ

Cần chuẩn bị những loại thuốc gì khi đi du lịch?

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã tiếp đón Chủ tịch Viện Pasteur Paris đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam. Về những nội dung hợp tác trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Y tế đề xuất Viện Pasteur Paris tiếp tục hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ với Việt Nam để đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu, trao đổi chuyên gia, góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế.

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố chuẩn bị kịch bản xử lý khi phát hiện trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ. Theo đó, trạm y tế địa phương sẽ là nơi tiếp nhận khai báo người có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh này: Phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân, đau đầu, sốt trên 38,5 độ, nổi hạch... Ngành y tế khuyến cáo người dân tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh đậu mùa, tránh tiếp xúc trực tiếp với vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng nhiễm mầm bệnh. 

Thông tin từ Bệnh viện Da Liễu TP.HCM, thời gian gần đây, bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp bị kiến ba khoang đốt. Các bệnh nhân đến khám thường trong tình trạng da sưng đỏ, kéo dài thành vệt gây đau rát. Mùa mưa ở các tỉnh phía Nam cũng là thời điểm kiến ba khoang phát triển nhiều. Các bác sỹ khuyến cáo, kiến ba khoang thường bay vào nhà theo ánh sáng đèn huỳnh quang. Người dân nên phòng côn trùng bay vào nhà bằng cách làm lưới cho cửa, buông rèm, dùng đèn có ánh sáng màu vàng.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng vừa tiếp nhận một bệnh nhi 6 tuổi đến khám với tình trạng đau nhức mắt trái, kèm theo mắt trái sưng, chảy nhiều nước mắt. Người nhà bệnh nhân cho biết, trước đó thấy cháu xuất hiện đau mắt trái, gia đình đã dùng lá trầu không để rửa mắt nhưng không đỡ. Qua thăm khám, các bác sỹ chẩn đoán bé bị viêm kết mạc do dị ứng. Người dân tuyệt đối không rửa hoặc dùng thuốc theo kinh nghiệm dân gian để bôi lên mắt.

Theo báo Sức khỏe & Đời sống, một bệnh nhân ở Hải Dương bị hoại tử bàn chân do chữa bỏng tại nhà. Trước đó, trong lúc nấu cơm do sơ suất bệnh nhân bị bỏng dầu ăn vùng bàn chân, diện tích không lớn. Do tâm lý ngại đi viện, bệnh nhân đã nghe lời mách và ở nhà điều trị theo một bài thuốc của thầy lang. Hậu quả là tình trạng vết bỏng lở loét, bàn chân hoại tử nghiêm trọng, bốc mùi hôi thối. Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí điều trị kháng sinh, thay băng, cắt lọc hoại tử và xét mổ ghép da/chuyển vạt che phủ diện khuyết hổng phần mềm khi đủ điều kiện. Qua trường hợp này, các bác sỹ khuyến cáo với những tổn thương bỏng do bất cứ nguyên nhân gì, hãy đến với cơ sở y tế hoặc liên hệ với nhân viên y tế để được tư vấn điều trị đúng cách.

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin