Cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý thật tốt cho trẻ để chuyến du lịch được an toàn, vui vẻ
Kinh nghiệm chuẩn bị hành lý trước khi đi du lịch
Bí quyết "bỏ túi" khi cho bé đi du lịch
Du lịch mà vẫn khỏe - Chuyện không hề khó!
Du lịch mà vẫn khỏe - Chuyện không hề khó!
Dưới đây là lời khuyên của Ths.BS Đinh Thạc - Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) nhằm giúp các gia đình chuẩn bị chu đáo cho trẻ nhỏ khi đi du lịch:
- Trẻ phải đủ sức khỏe cha mẹ mới cho trẻ đi du lịch, vì đi du lịch xa và thời gian kéo dài sẽ gây rất nhiều phiền toái cho cha mẹ và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ nếu trẻ đang mắc bệnh.
- Trẻ phải thật sự cảm thấy thoải mái và háo hức muốn đi du lịch cùng gia đình.
- Việc đi du lịch không ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ, nhất là lúc trẻ đang vào mùa thi cử căng thẳng cha mẹ không nên cho trẻ đi du lịch.
- Độ tuổi của trẻ để cha mẹ quyết định có nên cho trẻ đi du lịch cùng gia đình được không. Theo kinh nghiệm của Ths.BS Đinh Thạc, tốt nhất không nên cho trẻ dưới 18 tháng tuổi đi du lịch xa cùng gia đình.
- Có thể bạn lo lắng bé có khả năng lây một số bệnh truyền nhiễm khi đến một nơi xa lạ nên cho bé đi tiêm phòng vaccine trước ngày khởi hành. Tuy nhiên, theo các bác sỹ khuyến cáo tốt nhất bạn nên đưa trẻ đi tiêm phải cách ngày khởi hành ít nhất một tuần. Bởi có nhiều bé bị phản ứng thuốc sau khi tiêm nên có biểu hiện buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi…
Cha mẹ cần tạo cho trẻ cảm giác thực sự thoải mái khi đi du lịch cùng gia đình
Đồ dùng mang theo cho trẻ trong chuyến du lịch
- Vật dụng cá nhân, quần áo, tã lót của trẻ cần chuẩn bị đầy đủ giúp trẻ thoải mái suốt chuyến đi.
- Đồ ăn, thức uống phù hợp với lứa tuổi của trẻ nhất là thức ăn nhanh (sữa bột, cháo ăn liền, mì gói, yaourt, nước suối..), cần đầy đủ để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ, nhất là trẻ nhỏ.
- Vật dụng dùng cho việc ăn uống của trẻ như bình pha sữa, ly uống nước, muỗng ăn cháo, chén ăn bột…cần mang theo đầy đủ và tuyệt đối đảm bảo an toàn vệ sinh khi sử dụng cho trẻ, để tiện dụng gia đình có thể chọn những vật dụng sử dụng một lần có bán sẵn trên thị trường.
- Để phòng xa, bạn có thể mang theo túi thuốc cá nhân với những loại thuốc thông dụng cho bé sử dụng nếu không may bị mắc bệnh như thuốc hạ sốt, thuốc ho, thuốc trị tiêu chảy, nôn ói – đầy bụng hoặc một vài loại kháng sinh theo chỉ định của bác sỹ điều trị. Túi thuốc cũng nên có sẵn băng keo cá nhân, bông, băng, gòn, gạc và một số loại thuốc bôi ngoài da chuyên dùng như cồn loãng 70 độ, nước oxy già, nước muối loãng, thuốc tím Milian, thuốc sát trùng Petadine…
- Vật dụng sinh hoạt cần thiết như đèn pin, khẩu trang y tế, mũ rộng vành, kem chống nắng, kem chống muỗi dành cho trẻ em…giúp trẻ an tâm hơn trong chuyến đi.
- Đi ô tô, tàu hỏa, máy bay… thường phải tiếp xúc với nhiều người lạ và một môi trường hoàn toàn khác với căn phòng ấm cúng ở nhà khiến nhiều bé tỏ ra sợ hãi và quấy khóc hoặc m dỗ bé bằng đồ chơi ở nhà mà bé hay chơi nhất.
- Dù không hề muốn nhưng bạn nên nghĩ đến trường hợp bé đi lạc để nghĩ cách hạn chế tối đa hậu quả. Bạn nên ghi tên bé và tên vợ chồng bạn cùng địa chỉ nhà, điện thoại, khách sạn sẽ ở vào một mảnh giấy nhỏ rồi cho vào túi của bé.
Đối với các bé lớn hơn, bạn “giao hẹn” với con nếu không tìm thấy bố mẹ thì phải ra chỗ nào để chờ hoặc gặp ai để nhờ tìm bố mẹ (thông thường là nhờ chú cảnh sát hoặc nhân viên an ninh của nhà ga, sân bay, bến tàu…).
- Giấy chứng thực: Nếu bạn du lịch quốc tế thì luật pháp quy định tất cả trẻ em (kể cả trẻ sơ sinh) đều phải có hộ chiếu hay mã số được chấp nhận khi nhập cảnh. Vậy nên, mang theo bản sao giấy khai sinh là một ý tưởng tốt kể cả khi bạn đi du lịch trong nước.
- Vật dụng cần thiết khác như máy ảnh, máy quay phim để lưu lại những khoảng khắc kỷ niệm cho gia đình. Áo mưa và dù cũng thật cần thiết khi thời tiết thay đổi đột ngột.
Bình luận của bạn