WHO chính thức thử nghiệm vaccine Ebola trong tháng 12
WHO: Cảnh báo trong sàng lọc Ebola
WHO: Báo động sự gia tăng của lao đa kháng thuốc
Ebola: WHO họp Ủy ban Ứng phó khẩn cấp
WHO tuyên bố chấm dứt dịch Ebola ở Senegal
Tiến sĩ, bác sĩ Toda Kohei, chuyên gia về tiêm chủng mở rộng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đã đến các bệnh viện, vùng xa ở Việt Nam khảo sát về bệnh dịch. Theo ông, dịch sởi đang diễn biến nghiêm trọng, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM và thông tin đúng về dịch sởi chưa được phổ biến nhiều.
"Dịch sởi bùng phát và đang diễn biến phức tạp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Sau khi xem xét kỹ, chúng tôi rút ra nhận xét trẻ mắc sởi nhiều là do chưa được tiêm vaccine đầy đủ", ông Toda nói.
Chuyên gia về tiêm chủng mở rộng của WHO lý giải, đợt dịch này số trẻ dưới 5 tuổi bị tấn công mạnh vì trong cơ thể các bé chưa có nhiều kháng thể. Lẽ thường, kháng thể ở trẻ có từ 2 nguồn là được truyền từ mẹ sang và tiêm vaccine. Tuy nhiên, số trẻ được đi tiêm không nhiều, trong khi kháng thể từ mẹ sang đã hết, vì thế cơ thể trẻ không thể chống đỡ với bệnh dịch.
Bác sĩ Toda Kohei, CG về tiêm chủng mở rộng của Tổ chức y tế thế giới WHO
|
Hiện nay, Việt Nam là một trong số ít nước ở châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản tự sản xuất được vaccine sởi, không cần nhập khẩu. Tuy nhiên, trong đợt dịch sởi lại có hiện tượng các bà mẹ Việt Nam không cho con đi tiêm chủng mở rộng (tiêm vaccine sởi nội địa miễn phí) mà chọn cách chờ đợi, bỏ tiền để tiêm vaccine dịch vụ. Ít ai biết vaccine sởi của Việt Nam đã được WHO kiểm định chất lượng tốt.
"Tôi không hiểu tại sao các bà mẹ Việt Nam cứ đưa con đi tiêm vaccine 3 trong 1. Dịch sởi đang diễn ra rất kinh khủng ở trẻ dưới 5 tuổi. Tôi biết hiện có nhiều trẻ dưới 5 tuổi chưa tiêm và cũng biết chính phủ Việt Nam có vaccine sởi đơn liều tốt, an toàn, nằm trong kế hoạch tiêm chủng quốc gia không mất tiền. Tôi khuyến cáo các bạn cần đi tiêm phòng ngay lập tức", ông Toda Kohei truyền thông điệp.
WHO khuyến cáo các quốc gia trên thế giới nên tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên. Nguyên nhân vì khi trẻ sinh ra đã có kháng thể truyền từ mẹ và nó có tác dụng tới 9 tháng đầu đời. Tuy nhiên, ở một số nước khi có dịch vẫn tiêm cho trẻ 6 tháng tuổi. Song nếu tiêm như thế trong cơ thể trẻ kháng thể mẹ vẫn còn, lại thêm kháng thể mới sẽ khiến chúng mâu thuẫn nhau. Vì lẽ đó, WHO khuyến khích tiêm từ 9 tháng tuổi để cơ thể trẻ thích nghi tốt, thậm chí 12 tháng tuổi còn thích ứng tốt hơn nữa.
Cũng theo chuyên gia này, hiện nay dịch sởi đã lan rộng cả người lớn. Muốn dập tắt dịch chỉ có một cách là tất cả ai chưa có kháng thể đều phải đi tiêm văcxin sởi ngay lập tức.
Vaccine sởi MVVAC nội địa, do Việt Nam sản xuất, đã đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 2009 |
Tiến sĩ Miki Tamura, chuyên gia chuyển giao công nghệ sản xuất văcxin tại Việt Nam cho biết thêm, văcxin đơn liều do Việt Nam sản xuất nằm trong chương trình chuyển giao công nghệ của Nhật Bản, thực hiện bởi Viện Kitasato có lịch sử sản xuất văcxin hơn 100 năm. Văcxin này được đánh giá an toàn, đáp ứng miễn dịch cao, phản ứng phụ rất hiếm.
"Sau 5 năm xây dựng và kiểm định, kể từ tháng 10/2009, Việt Nam đã có thể tự sản xuất được văcxin sởi. Văcxin này hoàn toàn như văcxin ở Nhật Bản, và còn đạt tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt của Tổ chức Y tế thế giới. Tôi hy vọng toàn bộ người dân Việt Nam chào đón sử dụng nó", tiến sĩ Miki Tamura nói.
Bình luận của bạn