WHO: Báo động sự gia tăng của lao đa kháng thuốc

Bệnh lao đa kháng thuốc là một mối đe dọa đối với sức khỏe toàn cầu

Liên hợp quốc ra kế hoạch xóa bỏ bệnh lao tại hơn 30 quốc gia

Việt Nam: Hơn 18.000 người chết vì bệnh lao mỗi năm

1,3 triệu người chết vì bệnh lao

Điều trị bệnh lao kháng thuốc bằng tế bào gốc tủy xương

Hà Nội phấn đấu giảm tỷ lệ mắc lao đa kháng thuốc

Theo "Báo cáo bệnh lao toàn cầu" của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 22/10, bệnh lao đa kháng thuốc đang ở mức báo động với khoảng 480.000 ca mắc mới trong năm 2013.

Năm 2013, thế giới ghi nhận 9 triệu bệnh nhân lao, 3,5% trong số đó có chủng vi khuẩn kháng thuốc. Trong khi đó, tỷ lệ ước tính các trường hợp lao đa kháng thuốc trên toàn cầu vẫn không thay đổi.

Theo đánh giá của Liên Hợp quốc (UN), bệnh lao đa kháng thuốc tập trung nhiều và đặc biệt nghiêm trọng ở khu vực Đông Âu và Trung Á. Tại nhiều nơi, tỷ lệ bệnh nhân điều trị thành công ở mức “thấp đáng báo động”.

Theo WHO, năng lực chẩn đoán bệnh lao đa kháng thuốc đã được cải thiện rất nhiều, phát hiện được nhiều trường hợp mới. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của bệnh nhân.

Ảnh chụp X-quang phổi của bệnh nhân lao

Tính đến năm 2013, số lượng bệnh nhân lao đa kháng thuốc được điều trị đã tăng gấp 3 lần so với năm 2009. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là tín hiệu đáng mừng vì tính trên toàn thế giới, chỉ có 48% người mắc lao đa kháng thuốc được điều trị, ít nhất 390.000 bệnh nhân nằm trong số còn lại.

Cũng theo báo cáo của WHO, hơn 100 quốc gia trên thế giới đã ghi nhận các trường hợp bệnh lao siêu kháng thuốc (XDR-TB), tình trạng trầm trọng hơn của lao đa kháng thuốc, điều trị khó và chi phí đắt hơn rất nhiều.

Vi khuẩn lao có thể phát triển để kháng các loại thuốc thường dùng để điều trị bệnh. Lao kháng đa thuốc là bệnh lao đã kháng lại với ít nhất 2 thuốc là Isoniazid và Rifampicin, hai loại thuốc chống lao mạnh nhất.
Nguyên nhân gây bệnh lao kháng thuốc là do điều trị bệnh lao thông thường không đúng thuốc, kê đơn sai hoặc không tuân thủ phác đồ điều trị.
Nguồn: WHO 
Kim Chi H+ (Theo Reuters, WHO)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp