Cẩn trọng khi uống trà thảo dược để giảm táo bón

Có nên dùng trà nhuận tràng, trà thảo dược giảm táo bón?

Tại sao dùng men vi sinh, men tiêu hóa con vẫn bị táo bón?

Hậu quả khó lường khi để bé bị táo bón lâu ngày

Dấu hiệu nhận biết con bị táo bón

Trẻ em táo bón hại gì? Ăn vào không ị nghĩa là ngấm phân?

Táo bón là khi bạn đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần. Tuy nhiên, một số người có thể cảm thấy bị táo bón và khó chịu nếu không thể đại tiện mỗi ngày hoặc gặp tình trạng phân cứng, khô, gây đau khi đại tiện.

Trà thảo dược giảm táo bón?

Một số loại trà như: Phan tả diệp, bạc hà, gừng, bồ công anh, hoa cúc... được cho là có thể giúp táo bón trực tiếp hoặc gián tiếp.

Như đã biết, uống nước ấm là một cách tuyệt vời để có thêm nước cho cơ thể, và giữ cơ thể đủ nước là một phương pháp tự nhiên mạnh mẽ để giảm bớt táo bón. Đủ nước giúp phân mềm hơn và giúp đào thải dễ hơn. Trong thực tế, uống ít nước là một trong những nguyên nhân phổ biến của táo bón.

Uống trà ấm cũng có thể kích thích hệ thống tiêu hóa và giúp giảm các triệu chứng khó chịu do táo bón

Vì căng thẳng cũng góp phần gây táo bón. Nên rất nhiều người sử dụng các loại trà thảo dược để thư giãn và giảm bớt lo âu, từ đó giúp giảm táo bón.

Rủi ro khi sử dụng các loại trà thảo dược

Dưới đây là một số yếu tố cần xem xét trước khi uống trà thảo dược để thúc đẩy các vấn đề tiêu hóa:

Trà thảo dược có an toàn cho trẻ em không?

Chỉ người lớn mới nên uống trà nhuận tràng hoặc trà thảo dược vì chúng có thể gây ra những tác dụng khác nhau ở trẻ em.

Hãy tham vấn bác sỹ về những cách tốt nhất để điều trị chứng táo bón ở trẻ em.

Tác dụng phụ của trà thảo dược

Một số thành phần trong trà nhuận tràng, chẳng hạn như trà phan tả diệp, có thể gây tiêu chảy.

Các thành phần hoạt tính trong trà cũng có thể tương tác với một số loại thuốc.

Trước khi uống trà để giảm táo bón, hãy tham vấn bác sỹ hay dược sỹ.

Sử dụng lâu dài

Các loại trà thảo dược có thể giúp bạn giảm táo bón, nhưng không phải là một giải pháp lâu dài.

Nếu bạn thấy tình trạng táo bón kéo dài, hãy đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân gây táo bón mạn tính và có cách điều trị hiệu quả trong thời gian dài.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa