Dấu hiệu nhận biết con bị táo bón

Táo bón là tình trạng phổ biến và rất hay gặp ở trẻ nhỏ

5 loại thực phẩm gây táo bón ít ai ngờ

Táo bón ở trẻ em: Những điều mẹ buộc phải biết

5 mẹo chữa táo bón trẻ em nhanh và hiệu quả mẹ cần biết

Lợi khuẩn giúp giảm táo bón, trào ngược cho bé

Bé đi ngoài ít hơn bình thường

Khi bị táo bón, trẻ có tần suất đi đại tiện thưa thớt, ít hơn bình thường, cụ thể:

- Trẻ sơ sinh: Dưới 2 lần đại tiện/ngày

- Trẻ đang bú mẹ: Dưới 3 lần đại tiện/tuần (trên 2 ngày/lần)

- Trẻ lớn: Dưới 2 lần đại tiện/tuần (trên 3 ngày /lần)

Để chắc chắn, mẹ nên theo dõi thêm các dấu hiệu khác từ đó có biện pháp kịp thời cho trẻ, tránh để quá lâu, ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Bé đi ngoài khó khăn

Trẻ bị táo bón thường có biểu hiện căng thẳng, khó chịu, thậm chí là quấy khóc, sợ hãi khi đi ngoài. Cơ bụng của bé còn yếu nên khi cố gắng đẩy phân ra ngoài bé sẽ phải dùng sức rặn nhiều khiến mặt đỏ ửng. Khi bị táo bón, bé đi đại tiện rất khó khăn, phải ngồi lâu, đau đớn khi rặn… Ngoài ra bé cũng có thể có các biểu hiện: đi dạng hai chân, gồng mình, siết chặt mông khi đi ngoài.

Táo bón có thể gây tổn thương niêm mạc đại tràng, nứt rách hậu môn, lâu dài dẫn đến tình trạng nặng hơn, khó khăn trong điều trị. Vì thế, khi bé có biểu hiện đi ngoài khó khăn mẹ cần kịp thời chữa trị.

Phân to cứng, vón cục

Một trong những cách đơn giản để phát hiện táo bón ở trẻ sơ sinh là theo dõi tình trạng phân của bé. Ngoài tần suất đi vệ sinh ít hơn bình thường, trẻ táo bón khi đi ngoài phân  thường to, rắn, khô và vón cục; có thể xuất hiện máu tươi trên bề mặt phân cứng hoặc máu ở hậu môn khi lau chùi cho bé.

Ngược lại, dù 1, 2 ngày bé mới đi ngoài nhưng phân mềm thì mẹ không cần quá lo lắng.

Trẻ bị chướng bụng

Khi bị táo bón, bụng của bé có thể bị chướng do khí và thức ăn không tiêu hóa hết. Khi mẹ dùng tay ấn nhẹ vào bụng con sẽ thấy bụng cứng. Bé sẽ xì hơi nặng mùi hơn bình thường. Chướng bụng, khó tiêu khiến con cảm khó chịu, không muốn ăn nên mẹ cần tìm các biện pháp chữa trị giúp bé đi ngoài bình thường nhanh chóng.

Khi trẻ bị táo bón, mẹ nên tập cho bé ăn các đồ ăn mềm, loãng, dễ tiêu trước, tăng cường lượng chất xơ trong chế độ ăn của trẻ, tập cho trẻ ăn đủ bữa và ăn nhiều rau trong mỗi bữa ăn. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên cho bé uống thêm nước để cung cấp thêm chất lỏng làm mềm phân.

Ngoài chế độ ăn, mẹ cũng cần tập cho bé có thói quen đi vệ sinh đúng giờ, điều này sẽ giúp kích thích sự nhu động ruột của bé, từ đó thúc đẩy hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn và làm giảm táo bón. Tuy nhiên, mẹ hãy nhớ tránh gây áp lực cho trẻ và hạn chế việc bắt trẻ ngồi bô quá lâu.

Trần Lưu H+

Mẹ có thể kết hợp cho con sử dụng sản phẩm hỗ trợ giảm tình trạng táo bón hiệu quả như Pubokid Gold. Sản phẩm có thành phần vượt trội Immune Gamma được chuyển giao công nghệ Mỹ, giúp tăng cường hệ miễn dịch đường ruột, bảo vệ hệ tiêu hóa đang được rất nhiều mẹ tin dùng.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ