Con hay trớ - cẩn thận ung thư!

Cha mẹ cần hết sức chú ý đến tình trạng nôn trớ của trẻ

Mẹo ngừa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Đầy hơi nôn trớ ở trẻ và những điều mẹ nên biết

Cho trẻ bú mẹ như thế nào là đúng?

Trẻ bú mẹ phát triển ngôn ngữ tốt hơn

Trớ là vấn đề thường thấy của mọi đứa trẻ trên thế giới. Ở trẻ sơ sinh, các cơ van tâm vị còn yếu và xốp nên khó có thể ngăn được thức ăn trào từ dạ dày về thực quản. Nếu tư thế trẻ bú không đúng (nằm ngang, nằm nghiêng sang phải) sẽ làm cho không khí trong dạ dày dâng lên cùng với một ít sữa, qua tâm vị trào ngược lên thực quản và ra ngoài. Ngược lại thì cơ cơ môn vị (ngăn giữa dạ dày và ruột) lại rất phát triển, do đó ở trẻ nhỏ thức ăn rất dễ ứ đọng lâu trong dạ dày nên càng tạo điều kiện thuận lợi để xuất hiện trào ngược dạ dày - thực quản. Một yếu tố khác cũng cộng hưởng nguy cơ đó là ở trẻ sơ sinh dạ dày nằm ngang nên trẻ dễ bị trào ngược.

Con hay trớ - cẩn thận ung thư

Nếu hiện tượng này xảy ra trong thời gian ngắn, tần suất ít và trẻ vẫn chơi đùa, lên cân tốt, bú đều đặn, không bị khò khè tái đi tái lại… thì nhiều khả năng chỉ là trào ngược sinh lý. Hiện tượng này sẽ giảm khi trẻ lớn.

Nhưng nếu trẻ ọc sữa, trớ bột nhiều lần đi kèm chậm lên cân, gầy gò, biếng ăn, sợ ăn, hay bị khò khè kéo dài đáp ứng kém với điều trị, viêm phổi tái phát nhiều lần… thì nhiều khả năng là trào ngược bệnh lý.

Con hay trớ - cẩn thận ung thư thực quản

Nếu không được điều trị, bệnh trào ngược dạ dày thực quản sẽ để lại nhiều biến chứng như viêm thực quản nặng nề và có thể dẫn đến ung thư thực quản. Khi thường xuyên bị trớ thì hệ hô hấp của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng lớn như dễ bị ho, khò khè kéo dài, ảnh hưởng giọng nói (khản giọng) và dễ bị hen suyễn mà các điều trị thông thường không khả quan.

Ngoài ra, trẻ bị bệnh trào ngược có thể bị mòn răng, viêm tai, viêm xoang, sụt cân, suy dinh dưỡng, chậm lớn…

Làm gì để con không trớ?

Tình trạng trào ngược sinh lý chỉ là nhất thời trong một giai đoạn đầu đời của bé, sẽ tự khỏi. Việc chăm sóc đúng cách sẽ giúp làm giảm triệu chứng, mang lại sự dễ chịu cho bé, đồng thời cũng làm cho cha mẹ yên lòng.

1. Bú mẹ: Nên cho bú bầu vú bên trái trước (bé mới bú nên lượng sữa trong dạ dày còn ít, có thể nằm nghiêng phải). Sau đó, chuyển bé sang bú bầu bên. Như vậy, sữa sẽ dễ dàng xuống dạ dày mà không gây trào ngược..

2. Bú bình: Để đầu núm vú bình sữa luôn đầy sữa, không để bình sữa nằm nghiêng. Khi bú xong, bế trẻ cao đầu trong 15-20 phút, vỗ lưng cho bé ợ hơi, sau đó đặt nằm nghiêng bên trái và kê gối hơi cao. Không để trẻ bú nằm dễ bị sặc, trớ sữa và không tâng bé lên xuống sau khi bú.

3. Chia nhỏ bữa ăn: Không ép trẻ ăn nhiều, chia thức ăn ra nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo đủ số lượng thức ăn cần thiết. Thời gian tối thiểu giữa hai lần bú là 2 giờ, tối đa là 4 - 5 giờ.

4. Dùng thuốc: Thuốc chống trớ chỉ sử dụng khi việc điều chỉnh chế độ ăn và tư thế bú không có kết quả.

Khi thấy con trớ quá nhiều kèm với việc sức khỏe của bé yếu thì nên cho con đi khám để phát hiện bệnh trào ngược dạ dày sớm.

Ths.BS Nguyễn Bạch Đằng

Bộ môn Tiêu hóa, Học viện Quân y

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ