Điếc tai do nghề nghiệp

Hiện nay, số người bị điếc do nghề nghiệp chiểm tỷ lệ rất lớn

Cứ 1.000 trẻ sinh ra có 1 trẻ bị điếc

Người điếc có thể nghe bằng... lưỡi?

Vì sao bị điếc đột ngột?

Cấy điện cực ốc tai cho trẻ câm điếc

Điếc ở người cao tuổi

Điếc tai vì làm việc trong môi trường nhiều tiếng ồn

Thấy tai bị ù đặc, không nghe được, anh Nguyễn Công Bình (45 tuổi, thợ cơ khí) đi kiểm tra sức khoẻ thính giác thì được bác sĩ thông báo anh bị thoái hoá tế bào thần kinh thính giác, có khả năng bị điếc vĩnh viễn. Anh Bình cho biết rằng mình đã làm nghề lái xe khách đã 10 năm và không sử dụng các dụng cụ bảo hộ tai vì thấy vướng víu. Bác sĩ cho biết, do tiếp xúc thường xuyên, liên tục với tiếng ồn nên thính giác của anh Bình bị suy giảm từng ngày nhưng không phát hiện và chữa trị kịp thời dẫn đến bị điếc tai.

Theo thống kê của Trung tâm Sức khỏe Lao động - Môi trường tỉnh Bình Dương – địa phương có nhiều khu công nghiệp và tập trung lượng công nhân rất lớn, đa số người bị bệnh điếc nghề nghiệp là cán bộ, công nhân làm việc tại công ty may mặc, giày da, gỗ, cơ khí với thời gian làm việc 8 giờ/ngày trong môi trường tiếng ồn lớn liên tục từ 6 tháng trở lên.

Triệu chứng ban đầu của bệnh điếc do nghề nghiệp là sức nghe suy yếu, tuy nhiên vì thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn, buộc mọi người phải nói to lên nên rất khó phát hiện ra bất thường ngay. Hơn nữa, khi thấy triệu chứng rõ ràng hơn vào những tháng tiếp theo, người bị bệnh lại hay chủ quan cho qua hoặc ngại đi gặp bác sĩ. Đến khi bệnh diễn biến nặng hơn gây đau tức tai, đau đầu, không nghe được nữa mới đi khám thì đã muộn.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh – Nguyên Phó Chủ tịch Hội Tai mũi họng Việt Nam, bệnh điếc rất dễ mắc và đối tượng đang ngày càng trẻ hoá. Người trong độ tuổi lao động thường bị điếc nghề nghiệp, nguyên nhân gây bệnh là do tiếp xúc với môi trường có nhiều tiếng ồn thường xuyên. Khi bị điếc nghề nghiệp, người bệnh có biểu hiện thoái hóa ở các tế bào thần kinh thính giác nằm trong cơ quan tai trong, dẫn đến các tế bào này bị hủy hoại, mất khả năng cảm thụ thính giác.

 

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh điếc tai

Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ - Trưởng khoa Bệnh nghề nghiệp, Trung tâm Sức khoẻ Lao động – Môi trường tỉnh Bình Dương cho biết, điếc nghề nghiệp là bệnh phổ biến, rất dễ mắc nhưng khó chữa nếu phát hiện muộn.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, để không bị bệnh điếc nghề nghiệp, người làm việc nhiều trong môi trường có tiếng ồn lớn cần phòng bệnh và phát hiện sớm dấu hiệu suy giảm thính lực bằng cách thăm khám, kiểm tra sức nghe thường xuyên, định kỳ. Trong quá trình làm việc, người lao động nên tuân thủ nghiêm ngặt việc sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động như nút bịt tai, loa che tai, cải tiến thiết bị, máy móc có tiếng ồn lớn.

Ngoài những cách trên, người lao động (nhất là người làm công việc ở xưởng may, xưởng gỗ, khoan cắt bê tông, cơ khí, thợ âm thanh, nhân viên quán karaoke…) nên thường xuyên sử dụng thực phẩm hoặc thảo dược tốt cho sức khoẻ thính giác, tăng cường và phòng ngừa suy giảm thính lực cho đôi tai, giúp duy trì thính lực lâu dài.

Hiện nay, xu hướng sử dụng các loại thực phẩm chức năng giúp cải thiện thính lực đang được các chuyên gia y tế đánh giá cao. Để phòng ngừa bệnh điếc nghề nghiệp, người bệnh có thể sử dụng thực phẩm chức năng Kim Thính có thành phần chính là cây cối xay, kết hợp với các dược liệu khác có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, giúp tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng thần kinh tai, tăng cường thính lực cho đôi tai. Sản phẩm có thể sử dụng lâu dài và không gây tác dụng phụ.

Đông Nhân H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tai mũi họng