Empty
Empty

Từ các tập đoàn lâu đời cho đến các công ty khởi nghiệp non trẻ, tất cả đều nhận ra tiềm năng của các công nghệ kỹ thuật số, chẳng hạn như chăm sóc sức khỏe từ xa và trí tuệ nhân tạo (A.I) có thể giảm bớt gánh nặng cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đang phải làm việc quá sức của Trung Quốc và giúp cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt hơn cho công đồng.

Empty

Tuy nhiên, các nhà đổi mới công nghệ y tế toàn cầu tìm đến Trung Quốc phải đối mặt với các rào cản - bao gồm cơ sở hạ tầng y tế và kỹ thuật số khác biệt rất nhiều so với các quốc gia khác, các yêu cầu pháp lý đặc thù và sự thiếu khả năng chi trả của các giải pháp hiện có để sử dụng rộng rãi hơn ở các vùng nông thôn hoặc vùng nghèo khó.

Làm thế nào để vượt qua những rào cản như vậy? Đó là các công ty công nghệ y tế toàn cầu cần suy nghĩ lại về mô hình nhập khẩu sản phẩm y tế truyền thống được phát triển ở các thị trường phương Tây. Ngày nay, chìa khóa để đổi mới thành công nằm ở sự hiểu biết sâu sắc về các nhu cầu và thách thức cụ thể của thị trường cũng như khả năng tạo dựng quan hệ đối tác địa phương – đồng thời theo dõi các phương pháp hay nhất trong các hệ thống chăm sóc sức khỏe khác. Nói cách khác, bằng cách kết hợp tư duy địa phương và toàn cầu.

Empty

Một khía cạnh có vấn đề của hệ thống chăm sóc sức khỏe của Trung Quốc đòi hỏi sự đổi mới phù hợp với địa phương là sự phân bổ nguồn lực không đồng đều trên cả nước.

Các thành phố lớn ở Trung Quốc tập trung các bệnh viện hàng đầu, nhưng nhiều thành phố và vùng nông thôn khác thì không. Vấn đề này trở nên trầm trọng hơn do thiếu các cơ sở chăm sóc ban đầu. Tỷ lệ bác sỹ/bệnh nhân ở Trung Quốc là 1/6.666 người, so với tiêu chuẩn quốc tế là 1/1.500-2.000 người, theo Tổ chức Y tế Thế giới. Điều này khiến người dân đổ xô đến bệnh viện, đôi khi đi hàng trăm dặm, chỉ để thấy mình phải xếp hàng ngày càng dài. Nhiều bác sĩ chuyên khoa của bệnh viện phải làm việc quá sức, có khi khám tới 200 bệnh nhân mỗi ngày.

Rõ ràng, từ quan điểm của một nhà cung cấp công nghệ y tế toàn cầu, điều cần thiết ở đây là một cách tiếp cận vượt qua mô hình truyền thống về nhập khẩu các cải tiến công nghệ và đưa chúng vào hệ thống chăm sóc sức khỏe địa phương hiện có.

Như Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, đã chỉ ra khi ông đưa ra khái niệm “lãnh đạo 4.0” vào năm 2016, sự đổi mới ngày nay cần nhìn vào hệ thống chứ không chỉ đơn thuần là công nghệ.

Trang bị cho các bệnh viện hàng đầu của Trung Quốc những thiết bị y tế mới nhất chắc chắn có thể giúp cải thiện hơn nữa việc chăm sóc tại những bệnh viện đó. Nhưng để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc trên toàn quốc, cần có các loại giải pháp mới. Đổi mới công nghệ cần phải đi đôi với các mô hình kinh doanh phù hợp với địa phương để chuyển đổi hệ thống hiện tại và cải thiện dịch vụ chăm sóc cho tất cả mọi người.

Empty

Để đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân ở các vùng xa xôi và kém giàu có của Trung Quốc, chúng ta cần tạo ra những cách thức mới để phổ biến rộng rãi chuyên môn y tế hơn. Một cách để làm điều này là kết nối các bệnh viện hàng đầu với các bệnh viện tuyến dưới và các cơ sở chăm sóc ban đầu gần bệnh nhân hơn. Điều này cho phép họ chia sẻ các nguồn lực và kiến thức chuyên môn để cung cấp dịch vụ chăm sóc có chất lượng với chi phí thấp hơn trên toàn quốc.

Empty

Đây chỉ là một trong nhiều ví dụ chứng minh cách kết hợp công nghệ, mô hình kinh doanh mới và quan hệ đối tác địa phương có thể thúc đẩy sự đổi mới phù hợp với nhu cầu địa phương.

Lắng nghe tiếng nói của bệnh nhân cũng quan trọng không kém. Bệnh nhân ở Trung Quốc có thể có nhu cầu và kỳ vọng khác với bệnh nhân ở các quốc gia khác. Thật thú vị, người dân Trung Quốc dường như cũng sẵn sàng đón nhận phương thức chăm sóc sức khỏe từ xa. Theo Dự án Chỉ số sức khỏe tương lai, người dân Trung Quốc nằm trong số những nhóm người sẵn sàng lựa chọn bác sỹ tư vấn từ xa thông qua một kênh kỹ thuật số để được chăm sóc không khẩn cấp. Một điều quan trọng nữa là, các chương trình chăm sóc sức khỏe từ xa ở các quốc gia có thành công hay không phụ thuộc vào việc chi phí phải chi trả của người bệnh hay có nằm trong gói bảo hiểm xã hội không. Với khía cạnh này, Quý Châu đã có hành động kịp thời. Một số dịch vụ y tế từ xa đã được áp dụng trong bảo hiểm y tế/bảo hiểm xã hội.

Empty

Thực tế từ ứng dụng thành công công nghệ vào chăm sóc y tế ở Trung Quốc cũng cho thấy, giải pháp phù hợp với địa phương cần hơn là sự hiểu biết về hệ thống chăm sóc sức khỏe của Trung Quốc cũng như nhu cầu của những người chăm sóc và bệnh nhân. Nó cũng đòi hỏi một cách tổ chức đổi mới hoàn toàn khác.

Thực tế cho thấy, việc đổi mới công nghệ y tế ở các vùng của Trung Quốc không chỉ tập trung vào cải tiến thiết bị. Bạn đầu tư vào nâng cấp một chiếc máy X-quang có độ phân giải tốt hơn, nhưng nếu không cải tiến phần mềm, hệ thống và dịch vụ y tế thì chiếc máy đó cũng không phát huy được hết tác dụng. Nó cần được đầu tư đồng bộ, mức độ đồng bộ như thế nào lại phải dựa trên nguồn lực và mức độ tiếp nhận nhiều tầng của từng địa phương. Điều này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ hơn nhiều; không chỉ với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các đối tác chuyên ngành, mà còn với các tổ chức chính phủ, hiệp hội ngành, công ty bảo hiểm tư nhân và các bên liên quan khác.

Đó là lý do tại sao đổi mới các cơ sở y tế địa phương trở nên thiết yếu đối với cách thức hoạt động của các công ty công nghệ y tế toàn cầu. Các cơ sở này tích hợp khả năng R&D truyền thống với kiến thức về động lực thị trường địa phương, kinh tế y tế và đổi mới mô hình kinh doanh. Họ khai thác các nguồn lực địa phương cũng như toàn cầu, với mục đích mang lại những đổi mới phù hợp với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bệnh nhân Trung Quốc.

Một khả năng quan trọng khác để thêm vào hỗn hợp hợp tác này là các quy định của Trung Quốc. Đây có thể là một thách thức. Ví dụ: Một nghiên cứu công nghệ mới đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt từ năm 2010 đến 2014 thì chưa chắc nó đã được phê duyệt và đưa vào Trung Quốc. Ước tính, chỉ có 38% số công nghệ/nghiên cứu được FDA phê duyệt từ năm 2010-2014 được Chính phủ Trung Quốc phê duyệt vào giữa năm 2015 với những quy định nghiêm ngặt. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức có các công ty công nghệ chăm sóc sức khỏe, tìm cơ hội hợp tác với các cơ quan quản lý y tế Trung Quốc, cùng nhau đổi mới và ứng dụng có trách nhiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Nhiều thách thức ngày nay trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe không chỉ xảy ra ở Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào, mặc dù hệ thống chăm sóc sức khỏe của họ được tổ chức theo những cách khác nhau. Các khu vực khác trên thế giới phải đối mặt với những thách thức tương tự trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc cho dân số ngày càng tăng và già đi trên khắp các khu vực phân tán. Tất cả chúng ta có thể học hỏi lẫn nhau.

Empty
Empty
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý