Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại còn nhiều bất cập

Tình hình buôn lậu hàng giả, hàng kém chất lượng đối với mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN vẫn diễn biến phức tạp - Ảnh: Báo Chính phủ

Vi phạm trong lĩnh vực thực phẩm chức năng: Xử phạt không dễ!

Đối phó với vấn nạn buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Buôn lậu, hàng giả tại TP.HCM: Nhiều phương thức, thủ đoạn phức tạp

Bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Kết quả kiểm tra và xử lý

Xác định công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với nhóm mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng là một trong những nhiệm vụ quan trọng, ngay từ đầu năm 2023, Ban chỉ đạo 389 TP. Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ngành thành viên và Ban chỉ đạo 389 quận, huyện, thị xã tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng.

Trong 9 tháng đầu năm 2023, Ban chỉ đạo 389 TP. Hà Nội đã thực hiện:

- Kiểm tra 552 vụ, xử lý hành chính 471 vụ vi phạm (trong đó có 364 vụ mỹ phẩm, 26 vụ dược phẩm. 81 vụ thực phẩm chức năng).

- Tổng số tiền phạt hành chính: 10 tỷ 152 triệu đồng; Trị giá hàng hóa vi phạm: 17 tỷ 193 triệu đồng. Chuyển 14 hồ sơ vụ việc có dấu hiệu hình sự sang cơ quan công an dễ xử lý theo quy định.

- Khởi tố 08 vụ đối với 13 đối tượng.

- Hàng hóa vi phạm là 268.765 đơn vị sản phẩm mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng các loại.

Khó khăn, vướng mắc

Hoạt động buôn lậu ngày càng tinh vi - Ảnh: Báo Chính phủ

Hoạt động buôn lậu ngày càng tinh vi - Ảnh: Báo Chính phủ

Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng đã nỗ lực ngăn chặn, phát hiện và xử lý nhiều vụ việc vi phạm song tình hình buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng đối với mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng vẫn diễn biến phức tạp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do:

- Thứ nhất, hoạt động buôn lậu, kinh doanh hàng cấm, hàng lậu, hàng giả đối với mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng ngày càng tinh vi. Các lực lượng chức năng phát hiện nhiều vụ việc kinh doanh hàng cấm, hàng lậu vận chuyển qua các hình thức chuyển phát, giao hàng nhanh. Ngoài ra, các đối tượng vi phạm thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn và có sự tham gia của các đối tượng trong và ngoài nước, được tổ chức ngày càng tinh vi, có sự câu kết từ khâu sản xuất đến khâu phân phối, sử dụng phương tiện kỹ thuật cao để đối phó với các cơ quan chức năng.

- Thứ hai, xu hướng tất yếu của hoạt động thương mại điện tử, có sự tham gia đa dạng của chủ thể, đối tượng, các nền tảng điện tử, trang cá nhân, biên độ, phạm vi tác động rộng với độ phức tạp, linh hoạt của nó gây khó khăn đối với công tác quản lý nhà nước cũng như công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đặc biệt đối với nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng. Trong khi các biện pháp nghiệp vụ để kiểm tra, giám sát, phát hiện vi phạm trong thương mại điện tử của lực lượng chức năng chưa theo sát diễn biến của tình hình.

- Thứ ba, lợi dụng chính sách thông thoáng trong đăng ký, quản lý doanh nghiệp như: Các doanh nghiệp thành lập nhưng không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh; Doanh nghiệp đã bỏ địa chỉ kinh doanh, đã dừng hoạt động hoặc giải thể... nhưng vẫn hoạt động vi phạm pháp luật. Việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa, chứng minh đối tượng vi phạm gặp rất nhiều khó khăn.

- Thứ tư, hệ thống văn bản pháp luật liên quan còn chưa đồng bộ, chế tài xử lý chưa đủ mạnh để răn đe, phòng ngừa: Quy định quản lý về hoạt động quảng cáo chưa chặt chẽ trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt trên không gian mạng đối với các sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng; quy định pháp lý về công tác giám định, kiểm nghiệm còn nhiều bất cập.

 
PV
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng