Vi phạm trong lĩnh vực thực phẩm chức năng: Xử phạt không dễ!

Lực lượng chức năng kiểm tra các sản phẩm thực phẩm chức năng - Ảnh: TTXVN

Cục An toàn thực phẩm "mở lại" dịch vụ công trực tuyến

Cumar Gold Kare quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh

Đối phó với vấn nạn buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo báo cáo của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, trong 8 tháng đầu năm 2023, Cục đã triển khai các đoàn Thanh tra theo kế hoạch thanh tra của Bộ Y tế, triển khai các đoàn kiểm tra đột xuất, giải quyết các vụ việc mẫu giám sát chứa chất cấm sử dụng trong thực phẩm; Hậu kiểm về quảng cáo trên môi trường mạng, đồng thời hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác hậu kiểm, trong đó có thực phẩm chức năng (TPCN).

Kết quả, Cục An toàn Thực phẩm đã ban hành 25 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với 33 hành vi vi phạm với tổng số tiền phạt là 1,8 tỷ đồng. Trong đó, có 25 hành vi vi phạm về quảng cáo với số tiền phạt là 1,04 tỷ đồng.

Tuy nhiên, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với nhóm mặt hàng TPCN còn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc trong việc cưỡng chế đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân trốn tránh trách nhiệm và chậm hoặc không thi hành quyết định xử phạt.

Nhiều khó khăn, vướng mắc

Theo báo cáo của Cục An toàn thực phẩm, khó khăn thứ nhất xảy ra trong quá trình cưỡng chế đối với các trường hợp tổ chức cá nhân trốn tránh trách nhiệm và chậm hoặc không thi hành quyết định xử phạt. Cưỡng chế bằng tài khoản thì ngân hàng thông báo số dư không đủ để cưỡng chế; Cưỡng chế tài sản thì người có thẩm quyền (cụ thể là Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm) không có đủ cơ sở để xác định tài sản. Ngoài ra, phần lớn tổ chức vi phạm thuê văn phòng nên rất khó thực hiện.

Đặc biệt, tình trạng vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) vẫn diễn ra, đặc biệt vi phạm trên môi trường mạng, mạng xã hội và các trang thông tin điện tử có tên miền từ nước ngoài, bán hàng đa cấp, thương mại điện tử. Các hành vi vi phạm chủ yếu là quảng cáo thực phẩm chức năng như thần dược; Quảng cáo sai sự thật, quảng cáo lừa dối gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng; Quảng cáo mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo, quảng cáo không đúng với nội dung đã được xác nhận.

Quảng cáo TPBVSK sai sự thật, sử dụng hình ảnh nhân viên y tế... xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội (Zalo, Youtube) và các trang thông tin điện tử có tên miền từ nước ngoài

Quảng cáo TPBVSK sai sự thật, sử dụng hình ảnh nhân viên y tế... xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội (Zalo, Youtube) và các trang thông tin điện tử có tên miền từ nước ngoài

Bên cạnh đó còn có vi phạm trong sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm. Nhiều tổ chức, cá nhân còn thiết lập tổng đài tư vấn giả mạo bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia y tế để tư vấn không đúng về công dụng, tác dụng của TPBVSK, có dấu hiệu lừa đảo người tiêu dùng.

 

Theo Luật Thanh tra năm 2022 có hiệu lực từ ngày 1/7/2023, cơ quan quản lý an toàn thực phẩm ở địa phương (Chi cục và Ban Quản lý An toàn thực phẩm) không được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải chuyển đến người có thẩm quyền gây phiền hà về thủ tục, không kịp thời xử phạt.

Trong thời gian gần đây, cũng xuất hiện tình trạng giả mạo Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm của Cục An toàn thực phẩm để đăng bán TPBVSK trên sàn thương mại điện tử. Doanh nghiệp lợi dụng chính sách thông thoáng trong đăng ký doanh nghiệp để trốn tránh trách nhiệm khi có vi phạm: Không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, đăng ký một nơi hoạt động một nơi mà không thông báo cho cơ quan quản lý; Ngừng hoạt động hoặc giải thể; Bán sản phẩm không bảo đảm an toàn, có chứa chất cấm theo hình thức ký gửi, không có hóa đơn chứng từ hoặc giấy tờ chứng minh giao dịch.

Việc phối hợp với cơ quan điều tra các tỉnh/thành phố còn chưa nhịp nhàng, dẫn tới khó khăn, chậm trễ trong việc chuyển hồ sơ có dấu hiệu tội phạm xử lý vi phạm hành chính.  

Đề xuất, kiến nghị để tháo gỡ vướng mắc trong thời gian tới

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Vĩnh Long kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Vĩnh Long kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng

Từ thực tế công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong nhóm mặt hàng TPCN, Cục An toàn thực phẩm đề nghị trình Chính phủ xem xét sửa đổi điểm b Khoản 7 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2022/NĐ-CP theo hướng xử lý vi phạm về chất lượng với mức phạt tăng nặng để xử lý vi phạm hành chính ngay, thay vì xử lý về hàng giả.

Cục An toàn thực phẩm cũng đề nghị các Bộ hữu quan tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể về việc kiểm tra, kiểm nghiệm cũng như thẩm quyền xử lý các vi phạm trong kinh doanh thực phẩm giả, gian lận thương mại trên thị trường, đặc biệt là TPBVSK.

Thời gian tới, bên cạnh việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thể chế quản lý an toàn thực phẩm, Cục cũng tăng cường công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, trường học, ngộ độc rượu, ngộ độc do Clostridium Botulinum.

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin