Tây Ban Nha dỡ bỏ hàng loạt biện pháp phòng chống dịch COVID-19

Tây Ban Nha đang dần bình thường hóa trở lại sau khi dịch COVID-19 đang dần được kiểm soát

Mất ngủ hậu COVID-19 diễn ra như thế nào?

Số ca khỏi COVID-19 trong ngày 29/3 cao kỷ lục

Phát hiện thuốc Actemra 400 mg/20 mL điều trị COVID-19 bị nghi làm giả

Nhìn lại thế giới đầy "hỗn loạn" trong năm 2021

Tình hình dịch COVID-19 trên thế giới, tính đến 6h ngày 30/3, theo trang thống kê worldometer.info, toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 484.833.728 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 6.155.295 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 1.430.300 và 3.556 ca tử vong mới. Số bệnh nhân bình phục đã đạt 418.791.942 người, 59.886.491 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 58.336 ca nguy kịch.

Mỹ dù không còn là nước dẫn đầu về số ca mắc mới theo ngày khi đã tụt xuống sau Hàn Quốc (nước ghi nhận 347.374 ca mắc mới trong 24h qua). Tuy nhiên Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới vì dịch COVID-19. Tổng số ca nhiễm tại nước này đến nay là 81.672.941 người, trong đó có 1.004.747 ca tử vong.

Tây Ban Nha gỡ bỏ các biện pháp phòng dịch

Cụ thể, theo những thông tin mới nhất từ truyền thông Tây Ban Nha, Chính phủ nước này đã quyết định dỡ bỏ nhiều biện pháp hạn chế từng được áp dụng để phòng dịch suốt một thời gian dài qua. Dịch COVID-19 sẽ được xem như là một căn bệnh cúm thông thường, người mắc nếu không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ không còn bị cách ly tới 7 ngày như trước. Những người này vẫn được phép đi làm và được khuyến nghị đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc gần với người dễ chịu tổn thương.

Bộ Y tế nước này cũng lên kế hoạch điều trị COVID-19 gần giống một căn bệnh bình thường tương tự cúm. Những người nhiễm virus SARS-CoV-2 chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng có thể sinh hoạt như người bình thường. Yêu cầu cách ly hoặc xét nghiệm không còn bị coi là quy định bắt buộc, trừ một số trường hợp nguy cơ cao như người trên 60 tuổi, người bị suy giảm hệ miễn dịch, phụ nữ mang thai và nhân viên y tế vẫn phải tiếp tục tuân thủ các hướng dẫn trước đó. Những người khỏe mạnh và ít tuổi hơn không cần phải thực hiện xét nghiệm PCR để xác nhận tình trạng nhiễm bệnh.

Người Tây Ban Nha có thể thoải mái tham gia các hoạt động cộng đồng khi các lệnh cấm đã bị dỡ bỏ

Người Tây Ban Nha có thể thoải mái tham gia các hoạt động cộng đồng khi các lệnh cấm đã bị dỡ bỏ

Biện pháp phòng dịch duy nhất còn bắt buộc thực hiện là phải đeo khẩu trang ở các địa điểm công cộng trong nhà cũng như trên xe buýt, tàu hỏa, máy bay. Tuy nhiên Bộ Y tế Tây Ban Nha cho biết đã thiết lập các cơ chế duy trì cảnh giác với dịch bệnh ở cấp độ châu Âu, đồng thời tiếp nhận cũng như chia sẻ thông tin dịch bệnh tại Tây Ban Nha cho các báo cáo và tài liệu nhằm đảm bảo luôn theo sát tình hình dịch tại Liên minh châu Âu.

Châu Âu chưa thể thoát dịch

Châu Âu đang là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 177,2 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Á với trên 138,1 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ (gần 96,4 triệu ca nhiễm), Nam Mỹ (trên 56 triệu ca), châu Phi (11,7 triệu ca) và châu Đại Dương (gần 5,3 triệu ca) lần lượt đứng ở các vị trí tiếp theo.

Tính đến Hết ngày 28/3, châu Âu ghi nhận 453.913 ca nhiễm COVID-19 mới, trong đó 1.231 ca tử vong vì dịch bệnh. Pháp, Anh, Đức là các quốc gia dẫn đầu khu vực về số ca nhiễm COVID-19. Hiện Pháp ghi nhận 25.059.028 ca nhiễm bệnh và 141.821 ca tử vong; Anh có 20.691.123 ca nhiễm và 164.454 ca tử vong. Đức ghi nhận 20.465.072 ca lây nhiễm, trong đó 129.106 ca tử vong vì COVID-19.

Cùng với Tây Ban Nha, Pháp cũng quốc gia tiếp theo dỡ bỏ phần lớn các biện pháp hạn chế phòng dịch. Khẩu trang và chứng nhận y tế không còn là điều kiện bắt buộc. Quy định cách ly cũng đã bớt chặt chẽ hơn. Các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí tập thể đã gần như trở lại trạng thái bình thường cũ.

Trước tình hình trên, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo việc nới lỏng các biện pháp hạn chế ở thời điểm này là quá sớm. Theo WHO, dòng phụ BA.2 của biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 hiện là nguyên nhân chính gây ra các ca mắc COVID-19 trên toàn cầu, đặc biệt tại châu Âu và châu Á, làm gia tăng lo ngại về khả năng bùng phát một đợt dịch mới tại Mỹ. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), BA.2 hiện gây ra 86% tổng số ca mắc COVID-19 đã được giải trình tự gien virus gây bệnh. BA.2 có khả năng lây lan nhanh hơn nhiều so với "các anh em ruột" của mình là BA.1 và BA.1.1. Tuy nhiên, cho đến nay các bằng chứng cho thấy biến thể này có thể không gây bệnh nặng.

ĐNÁ lo đại dịch bùng phát

Thái Lan siết chặt công tác kiểm soát người nhập cảnh

Thái Lan siết chặt công tác kiểm soát người nhập cảnh

Ở khu vực ĐNÁ, Bộ Thể thao và Du lịch Thái Lan (MoTS) đang xem xét thay thế yêu cầu xét nghiệm RT-PCR sau khi nhập cảnh bằng xét nghiệm nhanh (ATK) có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, MoTS sẽ căn cứ vào diễn biến tình hình dịch bệnh ở nước này để xem xét đưa ra quyết định cuối cùng. Theo đó, để tiếp tục thúc đẩy nội các thông qua đề xuất trên, số ca nhiễm mới trong ngày theo kết quả xét nghiệm ATK ở nước này không được vượt quá 60.000 ca, số ca tử vong theo ngày không vượt quá 100 người. Thêm vào đó, MoTS cũng sẽ đề xuất chấm dứt chương trình Test and Go và Thailand Pass từ ngày 1/6 tới nhằm vực dậy lĩnh vực du lịch.

Trong khi đó, Các quan chức Campuchia đã bày tỏ lo ngại về khả năng gia tăng các ca mắc COVID-19 trở lại khi lao động người Campuchia từ Thái Lan về nước đón Tết Khmer ngày càng đông. Hiện có hơn 1.000 lao động Campuchia trở về từ Thái Lan đang phải cách ly ở biên giới và nước này sẽ áp dụng trở lại quy định xét nghiệm nhanh COVID-19.

Bộ Y tế Lào ngày 29/4 cho biết số ca mắc COVID-19 ở nước này đang có dấu hiệu tăng trở lại, thủ đô Viêng Chăn tiếp tục là tâm dịch với 1.132 ca. Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID – 19 trong bối cảnh người dân Lào đang chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc vào giữa tháng 4 tới, Bộ trên cảnh báo về nguy cơ gia tăng đột biến số ca nhiễm trong dịp này. Chính phủ Lào mới đây đã chỉ thị không tổ chức các sự kiện chào mừng Tết Năm mới và yêu cầu người dân tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch, tiếp tục tiêm vaccine.

Đức Bình
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn