Cục Quản lý Khám chữa, bệnh thiết lập kênh thông tin điện tử về đột quỵ

Đại diện Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) và đối tác ký kết Biên bản ghi nhớ Chương trình hợp tác về Nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng, chống Đột quỵ tại Việt Nam 2021 – 2023 - Ảnh: KCB

Bật mí 5 loại thực phẩm giúp làm tan cục máu đông

Từ chuyện danh hài Chí Tài mất vì đột quỵ: Thử thách giúp kiểm tra nguy cơ đột quỵ

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ tăng cao khi trời trở lạnh

Top 5 thực phẩm hỗ trợ phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não

5 dấu hiệu sớm của đột quỵ xuất huyết não

Theo đánh giá từ các chuyên gia, đột quỵ là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây ra tàn tật và phổ biến thứ ba gây tử vong tại Việt Nam. Mỗi năm có khoảng 200.000 trường hợp đột quỵ, khoảng 50% trong số đó tử vong. Mặc dù nhiều người may mắn sống sót sau cơn đột quỵ, nhưng họ vẫn phải chịu các di chứng nặng nề, thậm chí là mất khả năng lao động, tạo ra gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Số liệu thống kê của Bộ Y tế cho thấy, cứ 10 người chết thì có gần 8 người do bệnh không lây nhiễm, chủ yếu là ung thư, tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, phổi tắc nghẽn mãn tính...

Lâu nay, bệnh đột quỵ thường xảy ra ở những người từ 50 tuổi trở lên. Tuy nhiên theo những thống kê mới nhất, độ tuổi của người mắc đột quỵ đang ngày một trẻ hóa, số người trẻ và trung niên tăng dần theo thời gian và hiện chiếm 1/3 trong số này. Theo thống kê tại các bệnh viện, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi trung bình tăng khoảng 2% mỗi năm, trong đó số nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.

Để nâng cao nhận thức và giúp cộng đồng hiểu hơn cũng như tích cực hơn trong việc phòng chống đột quỵ, Bộ Y tế đã có những hành động cụ thể. Theo đó, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế mới đây đã ký kết Biên bản ghi nhớ Chương trình hợp tác về Nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng, chống đột quỵ tại Việt Nam 2021 – 2023.

Phát biểu trong lễ ký kết, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho biết cần phải nâng cao hơn nữa nhận thức của cộng đồng về bệnh đột quỵ. Nếu người dân biết các yếu tố nguy cơ, hay các dấu hiệu cảnh báo, đồng thời với việc được cấp cứu kịp thời trong “thời gian vàng” đối với bệnh đột quỵ sẽ giảm bớt gánh nặng cho các gia đình và cho toàn xã hội.

Hiện nay, với sự phát triển của internet, con người dễ dàng tiếp cận các thông tin về chăm sóc sức khỏe và thực hiện theo các thông tin tìm được. Vì vậy mà, sự chính xác, đúng đắn của thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị và ngăn ngừa bệnh tật, trong đó có đột quỵ.

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh mới đây cũng đã chính thức thiết lập một kênh thông tin điện tử chuyên cung cấp thông tin quan trọng về bệnh lý đột quỵ cho cộng đồng. Những thông tin được đưa đến với người dân một cách dễ hiểu và gần gũi nhất về các nguyên nhân, triệu chứng, các phương pháp điều trị cũng như những khuyến nghị nhằm phòng ngừa đột quỵ thông qua việc thay đổi lối sống và tuân thủ điều trị. Đồng thời kênh cũng cung cấp cho người dân những kiến thức y khoa chính xác khách quan và hữu ích về phòng ngừa và điều trị bệnh đột quỵ. 

Phương Lâm H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin