Danh hài Chí Tài vừa đi xem bóng rổ vào ngày 6.12. Ảnh: Zing.vn
Làm thế nào để ngăn ngừa đột quỵ tái phát?
Làm sao để ngăn ngừa đột quỵ khi bị tăng huyết áp?
Phòng đột quỵ tái phát ở người cao tuổi
5 thực phẩm giúp làm sạch động mạch, ngăn ngừa đột quỵ, đau tim
Chiều ngày 9.12, thông tin danh hài Chí Tài (sinh năm 1958) qua đời khiến dư luận xôn xao. Nguyên nhân dẫn đến sự việc đáng buồn này được người thân nam nghệ sĩ tiết lộ là do đột quỵ. Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong. 90% số người qua cơn đột quỵ phải sống chung với các di chứng về thần kinh và vận động.
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não xảy ra khi mách máu trong não bị vỡ hoặc nguồn cung cấp máu lên não bị tắc nghẽn. Không có oxy, các tế bào não và mô sẽ bị tổn thương, bắt đầu chết trong vòng vài phút.
Đột quỵ luôn đến bất ngờ mà không báo trước, nên khó biết khi nào cần thăm khám. Tuy nhiên, phát hiện sớm nguy cơ đột quỵ không khó, thậm chí chỉ cần thực hiện một thử thách đơn giản, đó là động tác “đứng một chân” (kim kê độc lập hay gà vàng đứng 1 chân) trong yoga hay thái cực quyền tuy đơn giản những lại có thể điều chỉnh cho mối quan hệ lục phủ ngũ tạng trở về trạng thái hài hòa và còn đem lại nhiều công dụng dưỡng sinh.
Hình ảnh mình họa thử thách "đứng một chân"
Thử thách này xuất hiện từ nghiên cứu trên 1.387 người (trung bình 67 tuổi) của Đại học Y khoa Kyoto (Nhật Bản). Kết quả cho thấy, có đến 95.8% người không đứng được quá 20 giây.
Những người thực hiện thất bại thử thách được đưa đi chụp cộng hưởng từ não bộ để đánh giá mạch máu não. Không ngờ là có đến 50% người xuất hiện 1-2 ổ nhồi máu lỗ khuyết do cục máu đông (tắc động mạch nhỏ nằm sâu trong não) và 45% có 1-2 điểm vi xuất huyết (chảy máu ít trong não).
Các chuyên gia gọi đây là đột quỵ “thầm lặng”. Việc không đứng quá 20 giây là dấu hiệu cho thấy các mạch thần kinh nằm sâu trong não đang bị tắc nghẽn mạch máu não, chảy máu trong não… nên không thể phối hợp ăn ý tay và chân cứng.
Khả năng đứng một chân và nhắm mắt giữ thăng bằng kém còn liên quan đến các yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ như: Mỡ máu, huyết áp, đái tháo đường… Nói cách khác, khi các yếu tố nguy cơ này tăng lên, thời gian đứng sẽ giảm xuống và dưới 20 giây là ngưỡng đáng lo.
Cách thực hiện: Để một chân làm trụ, chân còn lại nâng cao, áp sát lòng bàn chân vào mặt trong của chân còn lại, càng lên cao càng tốt, thời gian càng lâu càng tốt. Lưu ý, khi thực hiện động tác này, bạn nên nhắm mắt, không dựa tường và không dùng tay giữ chân.
Bình luận của bạn