Đã khỏi cảm lạnh, tại sao vẫn bị ho?

Ho dai dẳng có thể do cảm lạnh, hen suyễn, nhiễm trùng thứ phát

5 cách bạn có thể làm để phòng ngừa cảm lạnh và ho cho trẻ

Cách phòng ngừa cảm lạnh đơn giản: Bổ sung vitamin D

Infographic: Phân biệt cảm lạnh và cúm, khi nào cần đi khám?

Sự khác nhau giữa cảm lạnh và cúm: Hiểu đúng để điều trị đúng

Bác sỹ John Dougherty - Làm việc tại UCLA Health ở Beverly Hills, California (Mỹ) cho biết, nhiều người chỉ bị cảm lạnh một vài ngày, nhưng các triệu chứng khác như ho lại kéo dài từ 1 đến 2 tuần, thậm chí là 3 tuần. Bác sỹ John Dougherty giải thích rằng, các triệu chứng như ho do virus gây cảm lạnh hoặc nhiễm trùng gây ra là cách hệ thống miễn dịch phản ứng để chống lại bệnh tật. Các tế bào bạch cầu di chuyển đến chỗ viêm để chống lại. Vì vậy, ngay cả sau khi cảm lạnh hoặc cúm đã khỏi, cơ thể bạn vẫn đang giải quyết tình trạng viêm đó, và gây ra những triệu chứng dai dẳng. 

Tuy nhiên, lý do phổ biến nhất khiến mọi người bị ho là do dịch chảy từ hệ thống xoang qua mũi sau xuống thành sau họng. Dịch nhầy tích tụ khi bị cảm lạnh, khoang mũi và xoang sẽ tiếp tục chảy dịch nhầy ở phía sau cổ họng, gây ho - bác sỹ Laura Boyd, tại Trung tâm Y tế Elmhurst-Edward ở Addison, Illinois (Mỹ) nói.

Bác sỹ Laura Boyd nói rằng, rửa mũi, dùng thuốc kháng histamine, thuốc xịt mũi có thể làm sạch mũi, loại bỏ chất nhầy. 
Ngoài dịch nhầy chảy từ mũi xuống, có một số lý do khác cũng gây ho dai dẳng:

Nhiễm trùng thứ phát (như viêm phổi sau virus)

Nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra cần phải tiếp tục điều trị. 

Ho dai dẳng, ho kéo dài có thể không phải do cảm lạnh mà là vấn đề khác

Hen suyễn 

Ho có thể do hen suyễn hoặc khi một số người bị cảm lạnh, họ có thể có phản ứng hen. Các đường dẫn khí nhỏ đến phổi bị co lại, gây khò khè. Khi bạn nghe thấy tiếng khò khè với tiếng ho, có thể do vấn đề sức khỏe khác, không phải là cảm lạnh. 

Không phải cảm lạnh

Có nhiều vấn đề sức khỏe có triệu chứng tương tự như cảm lạnh: Dịch nhầy từ mũi chảy xuống cổ họng, trào ngược acid và ợ nóng. Cảm lạnh thông thường chỉ kéo dài 5 đến 7 ngày. Nếu bạn bị sốt cao hoặc cảm lạnh trở nặng hơn, hãy đi khám. 

Các dấu hiệu cảnh báo, gồm: 
- Ho kéo dài lâu hơn bạn nghĩ;
- Ho chuyển từ ho khan sang ho có đờm;
- Ho ra máu.


Ho có lây không? 

Bác sỹ Boyd nói rằng bạn có thể truyền nhiễm cho người khác trong ít nhất 24 tiếng trước khi bạn có các triệu chứng của bệnh, vì cơ thể đang ủ bệnh. Nếu bị cảm lạnh, mặc dù hầu hết các triệu chứng sẽ khỏi sau từ 5 - 7 ngày, nhưng bạn có thể tiếp tục truyền virus trong tối đa 21 ngày. 

Bác sỹ Dougherty cho biết thêm, nếu bạn bị nhiễm trùng gây sốt, thông thường một khi hết sốt, bạn sẽ ít lây bệnh cho người khác.

Ho dai dẳng điều trị như thế nào? 

Đối với ho do cảm lạnh, dùng thuốc ho không kê đơn có chứa dextromethorphan có thể hữu ích. Thuốc ho có chứa codein cần phải dùng thận trọng, bởi chúng có thể gây tác dụng phụ và gây nghiện.

Để giảm ho không cần thuốc, bạn có thể uống trà và mật ong. Đối với trẻ em trên 1 tuổi, mật ong giúp giảm kích ứng bằng cách làm dịu cổ họng. Tuy nhiên, nó không giúp chữa ho hoàn toàn. 

Bạn cũng nên bổ sung vitamin C và kẽm khi bị cảm lạnh, vì chúng sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp bạn nhanh khỏi bệnh.

Vân Anh H+ (Theo healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp