Đà Nẵng: Thủy đậu gia tăng, vaccine vẫn thiếu

Sau Tết, nhiều trẻ nhập viện vì thủy đậu

Chăm sóc trẻ mắc thủy đậu như thế nào?

2 bệnh nhi nguy kịch vì nhiễm thủy đậu lây từ mẹ

TP.HCM: Xuất hiện ổ dịch thủy đậu

Theo Bác sỹ Nguyễn Toại, Trưởng Khoa Da liễu, Bệnh viện da liễu Đà Nẵng, một số người dân chưa ý thức được mức độ nguy hiểm của căn bệnh khiến số bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu gia tăng, nhất là trẻ em từ 2 - 10 tuổi.

Số lượng bệnh nhi mắc thủy đậu tăng nhanh, cha mẹ mới đưa con đi tiêm vaccine khiến lượng vaccine dự trữ của Đà Nẵng hết nhanh


Vì các trường mầm non yêu cầu trẻ tới lớp phải có giấy chứng nhận tiêm phòng thủy đậu, nên những ngày qua các bậc phụ huynh đồng loạt đưa trẻ đến Trung tâm y tế dự phòng tiêm vaccine phòng bệnh, dẫn đến thiếu hụt lượng vaccine.

Bác sỹ Nguyễn Toại, Trưởng Khoa Da liễu, Bệnh viện da liễu Đà Nẵng cho biết, từ đầu năm đến nay đã có gần 600 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh thủy đậu. Trong đó, bệnh nhân điều trị nội trú là 150 trường hợp, ngoại trú hơn 400 trường hợp, tăng gấp bốn lần so với cùng kỳ năm ngoái, bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu chiếm 35 - 40% bệnh nhân điều trị tại bệnh viện.

Mỗi ngày, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố tiếp nhận 50 - 70 trẻ đến tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu, sởi, rubella, nhưng hiện chỉ còn các loại vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Tuy nhiên, vaccine phòng bệnh thủy đậu không nằm trong danh sách 11 vaccine thuộc chương trình này.

Theo quy định đối với các tỉnh, thành phố, thời gian bảo quản vaccine không quá bốn tháng, vì vậy các cơ sở tiêm chủng chưa có dự trù kịp thời cơ số thuốc. Ngành y tế thành phố Đà Nẵng đã chủ động lên phương án mua vaccine phòng bệnh thủy đậu, dự kiến đến tháng bốn sẽ có vaccine tiêm trở lại.

Trước tình hình đó, Ngành y tế thành phố Đà Nẵng đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách phát hiện, phòng chống bệnh thủy đậu, cách ly người bệnh, tránh để lây lan.

Trung tâm y tế dự phòng thành phố Đà Nẵng khuyến cáo, khi trẻ đủ độ tuổi hãy đưa trẻ đến các Trung tâm y tế để tiêm chủng không nên đợi dịch xảy ra ồ ạt mới đưa trẻ đi tiêm.

Cho trẻ tiêm vaccine trước 2 tuần so với mùa dịch mới có kết quả phòng ngừa tốt


Tiêm vaccine trước nửa tháng cơ thể trẻ mới tạo được các kháng thể phòng bệnh, tiêm vaccine trong thời điểm có dịch sẽ không hiệu quả. Đối với các trường hợp mắc bệnh nên bôi dung dịch sát khuẩn và duy trì chế độ ăn uống nhiều dinh dưỡng, vệ sinh sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với nước.

thuychi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn