Kết thúc điều trị 48 cháu bé mắc bệnh sởi
Tiêm vaccine là cách tốt nhất để phòng bệnh Sởi
Những câu hỏi thường gặp về bệnh sởi
Ăn gì để phòng bệnh sởi, thủy đậu?
Trước thực trạng trên, khá nhiều người tỏ ra lo lắng liệu về tình dịch bệnh và băn khoăn liệu Việt Nam có cần thiết phải công bố dịch sởi để có những giải pháp mạnh nhằm ngăn chặn bệnh dịch lây lan...
Ông Takeshi Kasai, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam trong buổi làm việc tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Là một chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam. Ông nhận định như thế nào về mức độ của bệnh sởi hiện nay và diễn biến dịch bệnh có điều gì bất thường hay không?
Tôi biết rằng nhiều người đang tỏ ra rất lo lắng khi thấy con số tử vong vì bệnh sởi trong thời gian vừa qua. Sáng 16/4, tôi tới Bệnh viện Nhi Trung ương cùng với đoàn của Bộ Y tế để khảo sát trực tiếp. Khi vừa tới phòng bệnh nhân thở máy nặng tại Khoa Truyền nhiễm tôi đã chứng kiến một ca vừa tử vong ít phút vì bệnh này. Quả thực, sự việc trên làm tôi cảm thấy thật đáng tiếc và đau lòng. Tôi biết rằng các bác sỹ tại bệnh viện trong những ngày qua đã làm việc rất tích cực. Tuy nhiên, bệnh sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm nhanh nhất và là một trong những lý do chính gây tử vong ở trẻ em.
Ở Việt Nam hiện lượng trẻ mắc sởi rất cao nên khi thấy số lượng tử vong thì chúng tôi cũng không quá bất ngờ. Những ca bệnh xảy ra ở những trẻ chưa được tiêm vaccine. Vì vậy, việc tiêm vaccine rất quan trọng, nó không chỉ ngăn bệnh ở người được tiêm mà nó còn phòng chống cho cả cộng đồng.
Gần đây, có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam nên công bố dịch sởi. Ông có thể cho biết, trong điều kiện nào cơ quan chức năng phải công bố dịch?
Đầu tiên tôi phải nói rằng không có một định nghĩa toàn cầu nào về dịch, nó phụ thuộc vào mục đích của từng quốc gia. Chẳng hạn như theo Tổ chức Y tế Thế giới chỉ cần 3 ca bệnh thôi là chúng tôi đã có thể công bố được thành dịch. Tuy nhiên, điều này không thể áp dụng chung cho tất cả mà phải phụ thuộc vào mục tiêu của từng quốc gia. Khi họ không thể giải quyết được, họ cần sự giúp đỡ hoặc số ca mắc quá nhiều khiến họ không thể kiểm soát nổi thì tự quốc gia đó sẽ lựa chọn thời điểm để công bố dịch.
Trước tình hình diễn biến bệnh sởi phức tạp như hiện nay, theo ông Việt Nam có nên công bố dịch sởi hay không?
Đây là một câu hỏi rất khó. Như tôi đã đề cập trước đó, việc công bố dịch cần phải dựa trên mục đích, cho nên tôi không thể trả lời được là Việt Nam có nên công bố hay không.
Theo tôi, điều quan trọng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là Bộ Y tế nên đặt tình trạng sởi hiện nay vào tình huống khẩn cấp và nghiêm trọng và họ cần phải nỗ lực hết sức để kiểm soát được tình trạng này.
Tôi cho rằng Bộ Y tế đã triển khai một hệ thống phòng chống dịch rất tốt và họ sẵn sàng thiết lập các trạm y tế dã chiến để đối phó bệnh sởi và hỗ trợ cho các bệnh viện. Tổ chức Y tế Thế giới rất ủng hộ và sẵn sàng giúp đỡ nếu Việt Nam cần.
Thưa ông, để kiểm soát tốt bệnh sởi trong bối cảnh như hiện nay thì Việt Nam cần phải làm gì?
Số lượng trẻ tử vong vì bệnh sởi cao đặt ra một vấn đề là chúng ta phải tự bảo vệ bản thân và những đứa con của chúng ta. Một câu hỏi được đặt ra là trong tình hình hiện nay cái gì là quan trọng nhất? Theo tôi, đó chính là vấn đề kiểm soát bệnh sởi và khoanh vùng các ổ dịch. Để làm được điều đó thì chúng ta phải chắc chắn rằng người dân đã được tiêm vaccine đầy đủ.
Một điều nữa tôi cũng cần lưu ý là những nhân viên y tế của bệnh viện, nơi có nhiều bệnh nhân sởi điều trị luôn cần phải có sự quan sát, đặc biệt là ở các khu khám bệnh - nơi tập trung nhiều bệnh nhân và có khả năng lây lan bệnh dịch nhanh chóng.
Thực tế tại Việt Nam cho thấy, nhiều bậc cha mẹ đưa con đến bệnh viện trong khi bệnh tình không có gì nghiêm trọng đã vô tình lây sởi trong cả đám đông đang ẩn chứa các virus gây bệnh sởi.
Vì vậy, chúng tôi muốn khuyên người dân là không nên đưa con đến bệnh viện khi không cần thiết, khi bệnh chưa nặng và bệnh viện cần phải kiểm soát tốt các bệnh lây nhiễm.
Xin cảm ơn ông!
Tôi biết rằng nhiều người đang tỏ ra rất lo lắng khi thấy con số tử vong vì bệnh sởi trong thời gian vừa qua. Sáng 16/4, tôi tới Bệnh viện Nhi Trung ương cùng với đoàn của Bộ Y tế để khảo sát trực tiếp. Khi vừa tới phòng bệnh nhân thở máy nặng tại Khoa Truyền nhiễm tôi đã chứng kiến một ca vừa tử vong ít phút vì bệnh này. Quả thực, sự việc trên làm tôi cảm thấy thật đáng tiếc và đau lòng. Tôi biết rằng các bác sỹ tại bệnh viện trong những ngày qua đã làm việc rất tích cực. Tuy nhiên, bệnh sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm nhanh nhất và là một trong những lý do chính gây tử vong ở trẻ em.
Ở Việt Nam hiện lượng trẻ mắc sởi rất cao nên khi thấy số lượng tử vong thì chúng tôi cũng không quá bất ngờ. Những ca bệnh xảy ra ở những trẻ chưa được tiêm vaccine. Vì vậy, việc tiêm vaccine rất quan trọng, nó không chỉ ngăn bệnh ở người được tiêm mà nó còn phòng chống cho cả cộng đồng.
Gần đây, có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam nên công bố dịch sởi. Ông có thể cho biết, trong điều kiện nào cơ quan chức năng phải công bố dịch?
Đầu tiên tôi phải nói rằng không có một định nghĩa toàn cầu nào về dịch, nó phụ thuộc vào mục đích của từng quốc gia. Chẳng hạn như theo Tổ chức Y tế Thế giới chỉ cần 3 ca bệnh thôi là chúng tôi đã có thể công bố được thành dịch. Tuy nhiên, điều này không thể áp dụng chung cho tất cả mà phải phụ thuộc vào mục tiêu của từng quốc gia. Khi họ không thể giải quyết được, họ cần sự giúp đỡ hoặc số ca mắc quá nhiều khiến họ không thể kiểm soát nổi thì tự quốc gia đó sẽ lựa chọn thời điểm để công bố dịch.
Trước tình hình diễn biến bệnh sởi phức tạp như hiện nay, theo ông Việt Nam có nên công bố dịch sởi hay không?
Đây là một câu hỏi rất khó. Như tôi đã đề cập trước đó, việc công bố dịch cần phải dựa trên mục đích, cho nên tôi không thể trả lời được là Việt Nam có nên công bố hay không.
Theo tôi, điều quan trọng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là Bộ Y tế nên đặt tình trạng sởi hiện nay vào tình huống khẩn cấp và nghiêm trọng và họ cần phải nỗ lực hết sức để kiểm soát được tình trạng này.
WHO cho rằng, Bộ Y tế Việt Nam nên coi dịch sởi hiện nay là tình trạng khẩn cấp.
Ảnh: Không hiếm bệnh nhi dưới 9 tháng tuổi mắc sởi và có biến chứng nặng do sởi
Ảnh: Không hiếm bệnh nhi dưới 9 tháng tuổi mắc sởi và có biến chứng nặng do sởi
Tôi cho rằng Bộ Y tế đã triển khai một hệ thống phòng chống dịch rất tốt và họ sẵn sàng thiết lập các trạm y tế dã chiến để đối phó bệnh sởi và hỗ trợ cho các bệnh viện. Tổ chức Y tế Thế giới rất ủng hộ và sẵn sàng giúp đỡ nếu Việt Nam cần.
Thưa ông, để kiểm soát tốt bệnh sởi trong bối cảnh như hiện nay thì Việt Nam cần phải làm gì?
Số lượng trẻ tử vong vì bệnh sởi cao đặt ra một vấn đề là chúng ta phải tự bảo vệ bản thân và những đứa con của chúng ta. Một câu hỏi được đặt ra là trong tình hình hiện nay cái gì là quan trọng nhất? Theo tôi, đó chính là vấn đề kiểm soát bệnh sởi và khoanh vùng các ổ dịch. Để làm được điều đó thì chúng ta phải chắc chắn rằng người dân đã được tiêm vaccine đầy đủ.
Một điều nữa tôi cũng cần lưu ý là những nhân viên y tế của bệnh viện, nơi có nhiều bệnh nhân sởi điều trị luôn cần phải có sự quan sát, đặc biệt là ở các khu khám bệnh - nơi tập trung nhiều bệnh nhân và có khả năng lây lan bệnh dịch nhanh chóng.
Thực tế tại Việt Nam cho thấy, nhiều bậc cha mẹ đưa con đến bệnh viện trong khi bệnh tình không có gì nghiêm trọng đã vô tình lây sởi trong cả đám đông đang ẩn chứa các virus gây bệnh sởi.
Vì vậy, chúng tôi muốn khuyên người dân là không nên đưa con đến bệnh viện khi không cần thiết, khi bệnh chưa nặng và bệnh viện cần phải kiểm soát tốt các bệnh lây nhiễm.
Xin cảm ơn ông!
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý
Bình luận của bạn