Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho F0 tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Khám bệnh, kê đơn điều trị tại nhà cho F0 được thực hiện bởi Trạm y tế lưu động hoặc Đội y tế lưu động

Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương thành lập đơn vị điều trị COVID-19

WHO phê duyệt thêm 2 phương thuốc mới điều trị COVID-19

Bộ Y tế cảnh báo những thận trọng khi sử dụng thuốc Molnupiravir

BV Đại học Y Hà Nội tập huấn về xét nghiệm khí máu trong điều trị COVID-19

Nếu F0 sốt: Đối với người lớn: > 38,5 độ hoặc đau đầu, đau người nhiều: Uống mỗi lần 1 viên hạ sốt như paracetamol 500 mg, có thể lặp lại mỗi 4-6h, ngày không quá 4 viên, bù nước bằng oresol nếu ăn kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước. Trẻ em sốt trên 38,5 độ, dùng liều hạ sốt 10-15 mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ, ngày không quá 4 lần. Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, người mắc COVID-19 cần thông báo ngay cho cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà để được xử trí. Dùng thuốc giảm ho khi ho khan nhiều.

Về danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho F0 tại nhà gồm: Thuốc hạ sốt, giảm đau (Paracetamol), Thuốc kháng virus: Favipiravir hoặc Molnupiravir 200 mg, 400 mg, Thuốc chống viêm corticosteroid đường uống, Thuốc chống đông máu đường uống.

photo-1-1644798978728708035960

Tại hướng dẫn này, Bộ Y tế cũng đưa ra 1 số lưu ý về thuốc kháng virus, thuốc chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu. Đặc biệt thuốc kháng virus dùng sớm ngay sau khi có chẩn đoán xác định mắc COVID-19, tốt nhất trong 5 ngày đầu kể từ khi khởi phát triệu chứng. Ưu tiên sử dụng cho những trường hợp có triệu chứng hoặc có nguy cơ cao bệnh tiến triển nặng như người trên 65 tuổi, chưa tiêm đủ liều vaccine, có bệnh nền không ổn định…

Khi kê đơn, lưu ý kiểm tra kỹ các chống chỉ định, khai thác thông tin về các thuốc người bệnh đang sử dụng để tránh các tương tác thuốc nghiêm trọng khi kê đơn. Tư vấn cho người bệnh hoặc người chăm sóc nhận biết một số tác dụng không mong muốn quan trọng của thuốc để kịp thời phát hiện và xử trí phù hợp trong quá trình sử dụng.

Cũng theo "Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà" có 3 tiêu chí lâm sàng đối với F0 được điều trị tại nhà gồm:

Thứ nhất, là người mắc COVID-19 (được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên theo quy định hiện hành) không có triệu chứng lâm sàng; hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ: như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi; tiêu chảy, chảy mũi, mất mùi, mất vị.

Thứ hai, không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu oxy; nhịp thở < 20 lần/phút; SpO2 > 96% khi thở khí trời; không có thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào.

Thứ ba, không mắc bệnh nền, hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.

 
Nguyễn An (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin