Đừng coi thường, ảnh hưởng của COVID-19 lên tim mạch không hề nhẹ!

Đừng coi thường dịch COVID-19 khi chúng có thể gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng!

Hà Nội tăng 25% số F0 mức độ trung bình, dịch ở miền Trung vẫn chưa "hạ nhiệt"

Nhóm F0 khỏi bệnh nào nên khám hậu COVID-19?

Chuyên gia chia sẻ những lưu ý khi trẻ đi học trở lại trong bối cảnh COVID-19

BV Hữu nghị Việt Đức: Mang lại niềm vui, sự tin yêu cho người bệnh cao tuổi mắc COVID-19

Ảnh hưởng của dịch COVID-19 tới sức khỏe

Tại phổi

Virus xâm nhập vào phổi làm tổn thương phế nang và gây huyết khối ở các tiểu động mạch, tĩnh mạch, mao mạch  phổi. Đó là một trong các lý do khiến cho người bệnh nhiễm COVID-19 diễn tiến khó thở nhanh chóng. Điều này cũng giải thích cho việc F0 nhập viện buộc phải dùng thuốc chống đông.

Mạch máu

Virus gây tổn thương nội mạc mạch máu (lớp lót trong lòng mạch có chức năng điều tiết các quá trình đông máu, co giãn mạch, quá trình viêm/chống viêm), làm rối loạn chức năng mạch máu và kích hoạt quá trình viêm, tăng đông máu, hình thành huyết khối.

Đây cũng là lý do mà người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, rối loạn tiền đình nhiễm COVID-19 thường bị nặng hơn.

Đặc điểm đông máu do SARS-CoV-2 là đông máu lan tỏa ở mạch máu nhỏ (vi mạch). Các mạch máu nhỏ này dễ bít tắc bởi vi huyết khối.

Sự nguy hiểm của rối loạn đông máu ở bệnh nhân COVID-19 không chỉ là tăng đông bình thường mà còn có sự tác động của phản ứng miễn dịch gây tăng đông tạo huyết khối, vi huyết khối ở tim, gan, não, thận, phổi. Ở phổi, vi huyết khối gây suy hô hấp nhanh (SpO2 giảm).

COVID-19 có thể gây tổn thương mạch máu, tăng nguy cơ đông máu

COVID-19 có thể gây tổn thương mạch máu, tăng nguy cơ đông máu

Tại tim

Tổn thương cơ tim trực tiếp do SARS-CoV-2 và gián tiếp do giảm oxy máu, kết hợp với bão cytokine gây viêm cơ tim, xơ hóa mô kẽ cơ tim.

Xơ hóa mô kẽ cơ tim thường gặp ở người nhiễm COVID-19 nặng nhưng cũng có thể gặp ở cả những F0 không triệu chứng.

Các triệu chứng tổn thương cơ tim có thể từ nhẹ như mệt, khó thở, thở hụt hơi, tim đập nhanh, đau tức ngực cho đến rất nặng như thiếu máu tim, nhồi máu cơ tim, suy tim.

Tình trạng viêm và tăng đông máu vẫn tiếp tục được kích hoạt gây ra rủi ro tim mạch không chỉ tại thời điểm bị nhiễm bệnh và còn kéo dài thêm nhiều tuần, nhiều tháng hoặc lâu hơn nữa, kể từ sau khi khỏi bệnh.

Cảnh giác với các triệu chứng hậu COVID-19

Khi thấy hồi hộp đi kèm với đau ngực không điển hình trong 3 tháng sau khi mắc COVID-19 hoặc khó thở trong 6 tuần kể từ sau khởi phát triệu chứng COVID-19, cần nghĩ đến hội chứng hậu COVID.

Dấu hiệu nhận biết:

 

- Khó thở: Cảm giác hụt hơi, không được khỏe “như trước kia“,  cảm thấy khó thở khi gắng sức hoặc khi nằm nghỉ.

- Đau ngực: Ở bên trái hoặc giữa lồng ngực, đau lan ra sau lưng, vai trái và cằm, đặc biệt triệu chứng sẽ giảm khi chuyển từ trạng thái hoạt động sang nghỉ ngơi.

- Hồi hộp, đánh trống ngực hoặc nhịp tim không đều.

- Ngất hoặc choáng váng, chóng mặt.

Những người cần đi khám hậu COVID sau âm tính 30 ngày

- Người có bệnh nền như tăng huyết áp, mạch vành, đái tháo đường, rối loạn chuyển hoá…

- Người từ 60 tuổi trở lên do có nguy cơ có nhiều bệnh đồng mắc chưa khởi phát, nhưng sau khi mắc COVID-19 có thể thúc đẩy tình trạng nặng hơn.

- Người phải nhập viện khi mắc COVID-19 (bị suy hô hấp, phải can thiệp thở oxy trở lên, sốt cao phải nhập viện).

Làm gì để giảm thiểu tổn thương tim mạch và phục hồi đường thở?

- Không nên gắng sức ngay sau khi khỏi COVID-19.

- Tập thở theo các bài tập phục hồi đường thở hàng ngày.

- Tăng thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng.

- Hạn chế rượu bia, chất kích thích, không hút thuốc lá.

- Thực hiện chế độ ăn lành mạnh: Tăng cường rau xanh, trái cây tươi và thực phẩm giàu chất chống oxy hoá.

 

Đừng quên Ích Tâm Khang - thực phẩm bảo vệ sức khỏe duy nhất ở Việt Nam có khả năng hỗ trợ giảm tổn thương tim mạch; Hỗ trợ phục hồi chức năng tim nên hữu ích trong tất cả các giai đoạn nhiễm bệnh, đặc biệt trong việc phòng ngừa suy tim (đã được nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả hỗ trợ giảm triệu chứng suy tim và cải thiện độ suy tim. Kết quả nghiên cứu được Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu - Canada đăng tải năm 2014)

Dược sỹ Lê Biên
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm