Châu Âu đối mặt với làn sóng dịch mới

Người hâm mộ bóng đá tụ tập tại thủ đô London, Anh sau khi nới lỏng quy định phòng dịch - Ảnh: CNBC

Dịch COVID-19 lan đến Lâm Đồng

Làm sao để ngủ ngon hơn trong mùa dịch COVID-19?

400.000 liều vaccine COVID-19 Nhật Bản tài trợ về đến Việt Nam

Người lao động khó khăn do COVID-19 được hưởng mức hỗ trợ nào?

Châu Âu có nguy cơ trở thành tâm dịch

Trong 10 tuần liên tiếp, số ca COVID-19 được ghi nhận tại 53 quốc gia châu Âu liên tục giảm. Thế nhưng vào tuần trước, số ca mắc hàng ngày tăng 10% do việc nới lỏng một số quy định giãn cách xã hội và việc người dân du lịch, tụ tập trở lại. Hans Kluge – Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới khu vực châu Âu đã cảnh báo về làn sóng dịch mới sẽ sớm bùng phát tại lục địa già.

"Biến chủng Delta nhanh chóng áp đảo chủng Alpha, dẫn đến số lượng người phải nhập viện và tử vong tăng cao". Kluge cũng cảnh báo rằng, biến chủng Delta sẽ trở thành biến chủng phổ biến nhất ở khu vực châu Âu của WHO vào tháng 8 này, nếu tiến độ tiêm vaccine không được cải thiện.

Tại Nga, trong 24h qua ghi nhận 679 ca tử vong do COVID-19 - mức cao chưa từng có kể từ khi đại dịch bùng phát. Đây là ngày thứ 4 liên tiếp Nga ghi nhận số ca tử vong cao kỷ lục. Nga hiện đang là vùng dịch lớn thứ 5 trên thế giới với hơn 5,5 triệu ca nhiễm và 136 nghìn ca tử vong.

Ngoài Nga, một loạt các nước châu Âu khác như Pháp, Italy, Đức, Bồ Đào Nha và Anh cũng ghi nhận số ca mắc biến chủng Delta của SARS-CoV-2 tăng vọt. Đặc biệt, nhiều người trẻ tuổi ở các quốc gia này chưa tiêm phòng hoặc tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19. Trong khi đó, việc nới lỏng quy định giãn cách, đặc biệt trong thời điểm UEFA Euro 2021 đang diễn ra, biển chủng này càng có nguy cơ lan rộng toàn châu Âu.

Với 59,7% dân số Israel đã tiêm phòng 2 mũi vaccine COVID-19, số ca mắc mới do biến chủng Delta tại nước này vẫn tăng nhanh trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, theo CNBC, quốc gia này không lo ngại làn sóng dịch thứ 3.

Đức khuyến khích tiêm 2 mũi vaccine phòng COVID-19 khác nhau

Ngày 1/7, Ủy ban Tiêm chủng Thường trực (STIKO) của Đức đã đưa ra khuyến cáo: Người dân nên tiêm phòng COVID-19 với mũi đầu tiên của vaccine AstraZeneca và mũi thứ hai của vaccine công nghệ mRNA (Moderna hoặc Pfizer). Đối tượng áp dụng không chỉ là những người trẻ tuổi mà cả những người trên 60 tuổi.

Đức trở thành 1 trong những quốc gia đầu tiên tích cực khuyến khích sử dụng phối hợp 2 vaccine với sự mở đường của Thủ tướng Đức Angela Merkel. Sau khi tiêm mũi 1 với vaccine của AstraZeneca, tháng 6 vừa qua, bà đã được tiêm mũi 2 với vaccine của Moderna. STIKO thông tin rằng, các nghiên cứu tại thời điểm hiện tại cho thấy phản ứng miễn dịch cao hơn nhiều khi phối hợp 2 vaccine.

Indonesia nỗ lực ngăn chặn làn sóng dịch

Số ca tử vong tại Indonesia liên tục tăng cao, bệnh viện quá tải - Ảnh: AFP

Đông Nam Á đang là một trong những điểm dịch nóng nhất châu Á, với hơn 48.371 ca mắc bệnh COVID-19 được ghi nhận trong ngày 2/7 (theo thống kê của trang Worldometers).

Indonesia là quốc gia đang bị ảnh hưởng nặng nề với đợt bùng phát này, với số ca mắc mới và ca tử vong tăng liên tục trong 12 ngày qua. Theo Reuters, trong ngày 2/7, Indonesia ghi nhận thêm 539 ca tử vong và 25.830 ca nhiễm mới, đánh dấu ngày có số ca tử vong và số ca nhiễm mới đều ở mức cao kỷ lục.

Hôm nay (3/7) là ngày đầu tiên "quốc gia vạn đảo" thực hiện các biện pháp mạnh để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Indonesia sẽ kiểm soát chặt việc du lịch, đóng cửa các cơ sở dịch vụ không cần thiết, nhà hàng và khu thể thao ngoài trời đến 20/7 hoặc lâu hơn. Quốc gia này đang nỗ lực kiểm soát số ca mới hàng ngày dưới 10,000 ca.

Quỳnh Trang H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn