Trẻ viêm gan C dễ bị ung thư gan, xơ gan

Trẻ có nguy cơ mắc viêm gan C khi mẹ mắc bệnh

Thực phẩm chức năng có cứu được bệnh nhân viêm gan C?

Biến chứng nguy hiểm của viêm gan C

Viêm gan C cấp và viêm gan C mạn khác nhau ở điểm nào?

Lưu ý chế độ dinh dưỡng cho người viêm gan

Viêm gan C lây từ mẹ sang con có tỷ lệ rất cao

Viêm gan C là bệnh gây ra bởi virus viêm gan C (HCV). Virus này được coi là loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh gan, làm cho gan bị tổn thương nặng nề. Phần lớn trẻ em nhiễm virus viêm gan C là do lây lan từ mẹ. Mặc dù tỷ lệ lây bệnh từ mẹ sang con ở bệnh viêm gan C chỉ khoảng 5% nhưng nếu bà mẹ có nồng độ virus cao trong thời kỳ mang thai thì đứa con sinh ra có nguy cơ lây bệnh là rất lớn. 

Có 2 giai đoạn của bệnh viêm gan C: Cấp tính và mạn tính. Ở giai đoạn đầu trẻ không có dấu hiệu của bệnh. Có 1/4 trẻ em bị nhiễm viêm gan C không được phát hiện trong giai đoạn cấp tính. Nếu không được phát hiện kịp thời, viêm gan C có thể tiến triển thành mạn tính.

Bà mẹ bị viêm gan C cần phải điều trị triệt để để tránh lây lan cho trẻ

Trẻ sơ sinh bị viêm gan cấp tính biểu hiện bệnh thường không rõ ràng. Viêm gan C cấp tính ở trẻ sơ sinh có thể có một số triệu chứng như vàng da, nước tiểu vàng, bú kém. Xét nghiệm máu sẽ thấy men gan và các chỉ số bilirubin máu cũng tăng rất cao. Các biểu hiện này rất dễ bỏ qua vì trẻ thường ở trong phòng dưới ánh sáng đèn nên rất khó phát hiện. Trẻ mắc viêm gan C đôi khi có thể nhầm với trẻ bị vàng da sinh lý. Vì vậy, khi thấy trẻ có biểu hiện vàng da, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám ngay. 

Việc điều trị bệnh viêm gan C hiện nay còn nhiều khó khăn nên nhiều trẻ phải sống chung cả đời với nó. Hơn nữa, sức đề kháng của trẻ nhỏ thấp nên virus dễ dàng tấn công và gây nguy hiểm cho trẻ. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ dễ dàng tiến triển đến xơ ganung thư gan. 

Điều trị viêm gan C cho trẻ như thế nào?

Hiện chưa có vaccine phòng ngừa viêm gan C nên biện pháp phòng bệnh chủ yếu là phòng qua các con đường lây truyền của bệnh. Nếu bà mẹ không may bị nhiễm viêm gan C thì cần phải điều trị triệt để bệnh để virus trở về ngưỡng không hoạt động rồi mới mang thai để hạn chế nguy cơ lây nhiễm sang cho trẻ.

Người mẹ bị viêm gan C cần thông báo với bác sỹ chuyên khoa gan hoặc chuyên khoa sản về tình trạng nhiễm bệnh của mình để bác sỹ có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh trường hợp gây nguy hiểm cho trẻ.

Viêm gan C là căn bệnh rất nguy hiểm, việc điều trị còn nhiều khó khăn, do đó người mẹ cần phải nâng cao hiểu biết của mình về bệnh để có biện pháp phòng ngừa thích hợp. Người mẹ bị viêm gan C cần kiểm tra gan định kỳ và trao đổi với bác sỹ chuyên khoa gan để được tư vấn và hỗ trợ điều trị.

Theo ThS Nguyễn Ngọc Phúc - Trưởng khoa Viêm gan, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương: "Nguy cơ chuyển thành viêm gan cấp (có thể dẫn đến tử vong ngay) ở trẻ nhiễm virus viêm gan C thấp hơn hẳn trẻ nhiễm virus viêm gan B. Do đó bác sỹ rất cân nhắc khi quyết định điều trị cho trẻ bị viêm gan C. Với viêm gan C ở trẻ, nếu vào đợt cấp (trong giai đoạn mới nhiễm) thì trẻ cần điều trị ngay".
Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa