Trẻ em và người già là đối tượng nên tiêm phòng viêm phổi
Nhiệt độ ngày - đêm chênh lệch cao: Trẻ nhập viện 3 lần/tháng vì viêm phổi
Mẹ cần lưu ý những dấu hiệu nhận biết viêm phổi ở trẻ
Viêm phổi thêm nguy hiểm vì bia rượu
Ngừa viêm phổi nhờ... khám răng miệng
Có nên tiêm vaccine phòng viêm phổi?
Bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi có thể gặp biến chứng nguy hiểm như: Viêm màng não, tràn mủ màng phổi, nhiễm trùng máu, tràn dịch màng tim, trụy tim, thậm chí gây suy hô hấp dẫn tới tử vong nếu không được điều trị sớm, đúng thuốc, đúng phương pháp. Vì vậy, để tránh biến chứng mọi người cần chủ động tiêm vaccine để phòng bệnh.
Viêm phổi là mối đe dọa tính mạng lớn trên toàn thế giới. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêm chủng được xem như là biện pháp chủ động, tiết kiệm, giúp giảm thiểu số ca mắc viêm phổi mới do viêm nhiễm phế cầu khuẩn. Việc tiêm vaccine phòng bệnh viêm phổi do phế cầu, viêm đường hô hấp hay vaccine viêm phổi do Hib sẽ làm tăng cường khả năng miễn dịch, giúp cơ thể con người, nhất là trẻ nhỏ và người già có hệ miễn dịch kém được nâng cao, tránh sự tấn công của mầm bệnh.
Tiêm vaccine phòng viêm phổi giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ nhỏ
Theo bác sỹ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM: "Kể từ khi tiêm phòng từ 10 - 15 ngày cơ thể bắt đầu được miễn dịch với bệnh viêm phổi. Tùy thuộc vào tuổi tác, sức khỏe mỗi người bệnh sẽ có kết quả 56 - 81% tác dụng chống nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm phổi. Tuy nhiên, người đã tiêm phòng vaccine phòng viêm phổi có thể vẫn bị căn bệnh này nếu người bệnh mắc các chứng bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản cấp, viêm phế quản mãn tính, hen phế quản,… không được điều trị dứt điểm sẽ làm vi khuẩn, siêu vi trùng,… xâm nhập xuống phổi gây viêm phổi.".
Phòng viêm phổi như thế nào?
Thời tiết thất thường ở miền Bắc còn kéo dài do vậy có thể còn nhiều người già và trẻ nhỏ phải nhập viện do viêm phổi. Vì thế, mọi người hãy chú ý giữ ấm đúng cách.
Đối với trẻ nhỏ, khi đi đường cần mặc thêm áo tránh gió (tùy theo nhiệt độ mà mặc nhiều hay ít), đeo khẩu trang. Khi trẻ đến lớp, hoặc ở trong nhà nếu không quá lạnh, chỉ cần mặc một áo thu đông mỏng; Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá và bếp than. Trẻ cần được tăng cường dinh dưỡng, cho trẻ bú sữa mẹ, uống nhiều nước để tăng sức đề kháng; Bên cạnh đó, cha mẹ nên điều trị dứt điểm bệnh tai - mũi - họng cho con và có chế độ ăn uống dinh dưỡng, nghỉ ngơi, tập luyện hàng ngày khoa học sẽ giúp phòng ngừa, điều trị bệnh viêm phổi hiệu quả.
Đối với người già, để phòng bệnh viêm phổi mọi người nên thường xuyên rửa tay chân bằng xà phòng có độ sát khuẩn cao trước khi ăn uống, sau khi đi đại tiện, xì mũi, hắt hơi; Nên tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá vì đó là nguyên nhân gây phá hủy phổi, giảm chức năng hô hấp của cơ thể.
Thời tiết này còn kéo dài, sẽ còn nhiều bệnh nhi viêm phổi nhập viện. Vì thế, hãy chú ý chăm sóc trẻ để giảm thấp nhất nguy cơ mắc bệnh, bằng cách giữ ấm đúng cách cho trẻ. Khi đi đường cần mặc thêm áo tránh gió (tùy theo nhiệt độ mà mặc nhiều hay ít), đeo khẩu trang. Còn đến lớp, trong nhà, trẻ chỉ cần mặc một áo thu đông mỏng.
Có nhiều trẻ đang ốm, bố mẹ ủ khi đến viện khám, bác sĩ sờ vào người trẻ nóng phừng phừng, thậm chí thấm đẫm mồ hôi. Thân nhiệt trẻ còn cao hơn người lớn, trẻ lại vận động nhiều, vì thế, người lớn mặc sao hãy cho con trẻ mặc vậy, không nhồi nhét quá nhiều quần áo trẻ vì ấm quá mà đổ bệnh”, BS Nam nói.
Bên cạnh đó, thời điểm giao mùa này cha mẹ không nên đóng kín cửa cả ngày, nhà cửa cần phải mở cửa để lưu thông khí; tránh cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá và bếp than.
Trẻ cần được tăng cường dinh dưỡng, cho trẻ bú sữa mẹ, uống nhiều nước để tăng sức đề kháng; Tiêm phòng đúng lịch cho trẻ...
Bình luận của bạn