Cải thiện bệnh viêm tuyến mồ hôi mủ bằng cách nào?

Viêm tuyến mồ hôi mủ ảnh hưởng nhiều đến các vùng da như khoeo chân, nách, bẹn...

Viêm tuyến mồ hôi có đáng ngại?

Mách bạn cách “đánh bay” mụn ở lưng tại nhà hiệu quả

5 phương pháp điều trị bệnh chàm bác sỹ da liễu khuyên dùng

5 lời khuyên của bác sỹ da liễu khi điều trị mụn trứng cá

Bác sỹ Andrew Weil, Đại học Arizona (Mỹ) trả lời:

Viêm tuyến mồ hôi mủ là bệnh viêm da mạn tính ở vùng có tuyến mồ hôi tiết mùi của cơ thể như nách, háng, bẹn. Bệnh này khởi phát âm thầm, ở giai đoạn sau tạo ra những nốt sần gây đau, chảy mủ và có mùi hôi. Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết được nguyên nhân chính xác dẫn đến viêm tuyến mồ hôi mủ. Tuy nhiên, tình trạng này có liên quan tới yếu tố di truyền trong gia đình. Phụ nữ có nguy cơ mắc viêm tuyến mồ hôi mủ cao hơn nam giới.

Một số thống kê cho thấy viêm tuyến mồ hôi mủ thường gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích, bệnh tuyến giáp như (bệnh Hashimoto, Graves) và hội chứng Down. Ngoài ra, các bệnh vùng kín như hội chứng Sjogren hay do nhiễm virus Herpes simplex (HSV) cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tuyến mồ hôi mủ. 

Viêm tuyến mồ hôi mủ thường xuất hiện ở vùng da bị mụn viêm nặng, có lông mọc ngược hoặc đổ mồ hôi quá mức. Những triệu chứng đầu tiên là khối u nhỏ, sưng đỏ lớn dần theo thời gian và khô lại. Sau khoảng 10 ngày đến 1 tháng, vùng da bị tổn thương để lại sẹo co kéo da, sẹo lồi lên như dây thừng.

Là một bệnh mạn tính, viêm tuyến mồ hôi có thể tái phát khi người bệnh gặp stress, căng thẳng. Viêm tuyến mồ hôi mủ không phải do nhiễm trùng hay mất vệ sinh gây nên, do đó không lây truyền cho người khác.

Người bị viêm tuyến mồ hôi mủ không nên sử dụng lăn khử mùi

Hiện nay chưa có thuốc điều trị dứt điểm cho căn bệnh này. Một số thay đổi trong sinh hoạt có thể giúp bạn kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa tái phát viêm tuyến mồ hôi mủ:

- Giữ cơ thể thoáng mát để hạn chế đổ mồ hôi

- Giảm cân nếu trọng lượng cơ thể đang vượt quá mức khỏe mạnh bình thường

- Hạn chế mặc đồ bó sát

- Tránh sử dụng sản phẩm khử mùi, gây bít tắc tuyến mồ hôi ở vùng da tổn thương

- Vệ sinh thân thể hàng ngày với xà phòng diệt khuẩn, kem diệt khuẩn mà bác sỹ chỉ định để kiểm soát mùi hôi trên cơ thể

Các sản phẩm thuốc bôi kháng sinh tại chỗ có thể giảm viêm, kết hợp với phẫu thuật để loại bỏ tổn thương và sẹo. Bạn nên trao đổi với bác sỹ để tìm ra hướng trị liệu phù hợp nhất, giúp ngăn ngừa biến chứng. Lời khuyên của tôi là bạn có thể kết hợp thêm liệu pháp thôi miên, y học cổ truyền để kiểm soát bệnh viêm tuyến mồ hôi mủ.

Bác sỹ Andrew Weil sáng lập và điều hành Viện Y học Tích hợp tại Đại học Arizona (Mỹ). Ông là chuyên gia hàng đầu thế giới về thảo dược, người đi tiên phong trong lĩnh vực y học tích hợp (đồng bộ hoá tâm trí, cơ thể và tinh thần để điều trị bệnh). Bác sỹ Weil là tổng biên tập của nhiều website nổi tiếng về sức khỏe, thuốc và y học dự phòng.
Quỳnh Trang H+ (Theo Dr. Weil)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị