- Chuyên đề:
- Ra mồ hôi nhiều
Đổ mồ hôi nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và các mối quan hệ (Ảnh minh họa)
Chớ coi thường khi trẻ đổ mồ hôi trộm
Mẹo trị mồ hôi nách ngày hè cho chị em
Những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị đổ mồ hôi nhiều
Bài tiết mồ hôi là một đáp ứng sinh lý bình thường của cơ thể như mộtcơ chế điều hòa thân nhiệt với nhiệt độ môi trường xung quanh, trời nóng bức sẽ tiết mồ hôi nhiều và ngược lại trời lạnh sẽ ít đi. Mồ hôi cũng tiết ra nhiều hơn khi bạn đang vận động, khi làm việc tay chân dưới khí hậu nóng bức và đó là điều bình thường.
Việc tiết mồ hôi nhiều hay ít bị ảnh hưởng bởi cảm xúc. Nếu bạn phải làm việc nhanh, mạnh dưới áp lực công việc hay thời gian hoàn thành gấp thì mồ hôi cũng tiết ra nhiều hơn. Tuy nhiên nếu mồ hôi vẫn tiết ra nhiều ngay cả khi bạn đang ngồi yên trong phòng có điều hòa, đang nằm nghỉ, ra mồ hôi lúc chiều tối (ra mồ hôi trộm)… thì bạn đã bị chứng tăng tiết mồ hôi.
Có 3 dạng tăng tiết mồ hôi thường gặp. Đó là:
- Tăng tiết mồ hôi do tâm lý (sợ hãi, lo lắng…), thường mồ hôi ra nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân, trán… Đây chỉ là thay đổi thoáng qua do quá căng thẳng, lo lắng vì áp lực tâm lý, sẽ hết khi cảm xúc đã được giải tỏa.
- Tăng tiết mồ hôi khu trú như chỉ ở vùng nách, lòng bàn tay, bàn chân. Đây là dạng bệnh lý, có thể điều trị bằng các phương pháp như dùng thuốc bôi (hợp chất muối bạc hay muối nhôm) tại chỗ có tác dụng thấm hút làm giảm tiết mồ hôi, đốt điện, thuốc uống hoặc phẫu thuật cắt hạch giao cảm khu vực. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này thường có tác dụng phụ
- Tăng tiết mồ hôi toàn thân có thể là, như đã nói trên, do hậu quả của điều kiện khí hậu nơi làm việc hoặc nơi ở nóng bức khôngthông thoáng, hay rối loạn điều hòa hệ thần kinh giao cảm, do một bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn (lao sơ nhiễm), rối loạn chuyển hóa (cường tuyến giáp), hay một bệnh lý ác tính tiềm ẩn.
Với trường hợp của bạn, do bạn chưa nói rõ về tình trạng sức khỏe của mình, đã đi khám chưa nên chưa thể đưa ra tư vấn trực tiếp. Bạn nên đi kiểm tra tổng quát, xét nghiệm công thức máu, chức năng tuyến giáp, chụp hình phổi (và thử đờm tìm vi trùng lao nếu phim phổi gợi ý) và nếu có bệnh, bác sỹ sẽ đưa ra hướng điều trị khi đã xác định được nguyên nhân gây ra triệu chứng.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng một số sản phẩm thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị bệnh, giúp giảm tiết mồ hôi.
Chúc bạn nhiều niềm vui trong cuộc sống và không quên đi khám bệnh sớm. Trước mắt, bạn nên uống nhiều nước (nước suối, nước khoáng, nước trái cây tươi, nước trà…) để tránh bị mất nước.
H+
Bình luận của bạn