Lý giải nguyên nhân con bị thò lò mũi xanh

Giải mã vì sao trẻ hay bị chảy nước mũi

Ho báo hiệu bệnh hô hấp nguy hiểm ở trẻ

Viêm đường hô hấp trên ở trẻ: Hạ sốt an toàn không cần thuốc

Viêm đường hô hấp trên: Mẹ cho bé dùng thuốc kháng sinh thế nào?

Kháng sinh "bó tay" với viêm đường hô hấp trên do virus

Hốc mũi được lót một lớp niêm mạc, trên bề mặt được bao phủ thảm nhầy có chức năng lọc sạch, làm ấm, ẩm không khí và giữ bụi bẩn, các loại vi khuẩn bên ngoài, sau đó vận chuyển ra phía sau và xuống họng. Như vậy, ở trong mũi lúc nào cũng có nước mũi. Dù mỗi người hàng ngày phải xử lý một lượng nước mũi rất lớn, nhưng không phải lúc nào nước mũi cũng chảy ra. Bởi lẽ, một phần nước mũi được bốc hơi, một phần kết thành gỉ mũi, còn phần lớn đều bị nuốt vào trong bụng.

Thực chất, trong nước mũi, ngoài nước ra còn có các thành phần như chất dinh dưỡng, hợp chất carbon, muối, các tế bào chết và thậm chí là nước mắt. Nhờ vậy, nó dễ dàng được dạ dày tiêu hóa, hấp thụ.

Một khi lớp mô trong hốc mũi bị kích thích bởi các yếu tố như hóa chất, viêm nhiễm, khối u, dị vật… làm cho tuyến chế tiết nằm trong lớp biểu mô tăng sản xuất, dịch tiết nhiều hơn bình thường gây hiện tượng chảy nước mũi.

Lượng nước mũi tăng lên nếu khoang mũi bị kích thích hoặc viêm, dẫn đến hiện tượng nghẹt mũi, chảy nước mũi. Đây là một phản ứng do hệ thống miễn dịch tạo ra nhằm tiêu diệt những chất độc, vi khuẩn gây hại.

Như vậy, nếu bé bị chảy nước mũi rất có thể do những nguyên nhân sau:

Thời tiết lạnh

Khi không khí thở ra (ấm và ẩm) đi qua các bề mặt nước nhầy của mũi, bị không khí lạnh hít vào làm mát đi, nó sẽ bị ngưng tụ. Nước nhầy của mũi không thể hấp thu tất cả lượng ẩm, nên mũi sẽ chảy nước để loại bỏ phần dư thừa. Chất lỏng chảy khỏi mũi là nước trong, sạch nên mẹ không cần phải lo lắng, vì đây không phải là dấu hiệu nhiễm khuẩn hay bệnh tật gì cả.

Dị ứng, môi trường nhiều bụi bặm

Trẻ có thể bị chảy nước mũi sau khi tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như: Phấn hoa, nước hoa, lông động vật, bụi bặm… Nếu tình trạng dị ứng của bé nghiêm trọng, mẹ nên đưa bé đi khám và chỉ sử dụng các loại thuốc chống dị ứng theo chỉ định của bác sỹ.

Trẻ khóc

Khi khóc, nước mắt của bé sẽ chảy ra từ tuyến lệ, dẫn tới khoang mũi. Nước mắt kết hợp với chất dịch ở đây gây chảy nước mũi.

Sự xâm nhập của vi khuẩn, virus

Viêm đường hô hấp (viêm họng, cảm lạnh, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phổi, viêm phế quản…) cũng có thể gây ra chảy nước mũi. Nếu thấy bé có một trong những dấu hiệu sau kèm theo chảy nước mũi, cần đưa bé đi khám bác sỹ để điều trị kịp thời: Sốt, ho, mệt mỏi, phát ban, mệt mỏi, nước mũi có mùi hôi hoặc có màu (xanh, vàng)…

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ