Tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến việc dọn dẹp của bạn
Bão Wipha hướng về vùng biển Quảng Ninh – Thanh Hoá
Làm sao để ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão?
Cảnh báo chấn thương khi tự ý ngoáy tai ở nhà
Salad cà rốt đẹp da chỉ mất 10 phút chuẩn bị
Dọn dẹp không phải là việc để "sinh tồn"
Khi cuộc sống trở nên quá tải, não bộ sẽ ưu tiên những việc thiết yếu để duy trì trạng thái sống còn như ăn uống, ngủ nghỉ, xử lý công việc. Trong tâm lý học, trạng thái này được gọi là “chế độ sinh tồn”. Trong trạng thái đó, những việc đòi hỏi sự lựa chọn và cân nhắc như phân loại, sắp xếp hay quyết định bỏ bớt đồ đạc thường bị gạt ra ngoài.
Để cải thiện điều này, bạn không nên ép bản thân phải dọn dẹp ngay. Trước tiên, hãy thư giãn tinh thần bằng những hoạt động nhẹ nhàng như nghỉ ngơi, tập thể dục, đọc sách…hoặc làm điều gì đó khiến bạn thấy dễ chịu. Khi cảm xúc ổn định hơn, bạn sẽ đủ sáng suốt để bắt đầu những việc công việc khác như dọn dẹp nhà cửa.
Tiếc nuối khi phải vứt món đồ không còn sử dụng
Không ít người giữ lại đồ đạc vì nghĩ rằng chúng gắn liền với một phần ký ức của mình. Một chiếc áo từng mặc trong dịp đặc biệt, một món đồ mua từ năm đầu đi làm, hay một vật dụng đã theo mình qua nhiều năm. Dù không còn dùng đến, những món đồ đó vẫn được giữ lại vì cảm giác tiếc nuối, quen thuộc hay như một phần của ký ức cá nhân.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: món đồ đó còn phục vụ nhu cầu hiện tại không? Nó có cần thiết với cuộc sống hôm nay? Khi bạn giữ lại quá nhiều đồ vật vì lý do tình cảm, không gian sống sẽ ngày càng chật chội, và chính bạn cũng khó phân biệt được món đồ nào thực sự có ích với mình.
Trân trọng kỷ niệm là điều cần thiết, nhưng không có nghĩa phải giữ lại tất cả vật chất đi kèm. Điều quan trọng, bạn phải biết lựa chọn. Nếu món đồ không còn giá trị sử dụng và không nhất thiết phải giữ lại, bạn có thể cân nhắc bỏ đi.

Có thể vứt đi những món đồ không còn giá trị sử dụng
Dọn nhà phải là cuộc “tổng vệ sinh”
Không ít người nghĩ rằng dọn nhà phải là một cuộc “tổng vệ sinh” - cần đủ thời gian, sức lực và tinh thần để làm triệt để. Nếu chưa thể làm đến nơi đến chốn thì… thôi khỏi làm. Chính kỳ vọng đó khiến bạn trì hoãn, bởi hiếm khi cuộc sống cho bạn đủ điều kiện lý tưởng để dọn dẹp một cách hoàn hảo.
Trên thực tế, bạn không cần làm hết trong một lần. Chỉ cần mỗi ngày 10-15 phút để xử lý từng từng góc nhỏ. Một ngăn kéo được xếp lại, một kệ sách được lau sạch...cũng khiến nhà cửa gọn gàng hơn rất nhiều.
“Quá tải quyết định” khi dọn dẹp
Dọn dẹp là quá trình đưa ra hàng loạt quyết định nhỏ. Mỗi món đồ đều kéo theo câu hỏi: giữ hay bỏ, để đâu, còn cần không? Khi phải liên tục xử lý những lựa chọn như vậy, bạn dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi vì suy nghĩ quá nhiều, còn gọi là “quá tải quyết định”. Đây là hiện tượng xảy ra khi não bộ phải đưa ra quá nhiều lựa chọn trong thời gian ngắn, dẫn đến cảm giác căng thẳng và mất kiên nhẫn. Nhiều người vì thế chọn cách để nguyên mọi thứ và tạm gác lại việc dọn dẹp.
Để tránh rơi vào vòng lặp đó, bạn có thể đặt ra nguyên tắc đơn giản cho bản thân, chẳng hạn: không dùng trong sáu tháng thì nên bỏ, món trùng chức năng thì chỉ giữ một, đồ hỏng thì không sửa quá một lần. Với vật kỷ niệm, hãy giữ lại món đồ thực sự có ý nghĩa. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian, giảm mệt mỏi và chủ động hơn khi dọn dẹp.
Bình luận của bạn