- Chuyên đề:
- Bệnh động kinh
Không tuân thủ đúng phác đồ điều trị có thể khiến bệnh động kinh tái phát
Con đang co giật, phải xử lý thế nào?
Trẻ bị động kinh có thể phát triển bình thường không?
Ảnh hưởng của bệnh động kinh đến trẻ nhỏ
Khi nào co giật do sốt phát triển thành bệnh động kinh?
PGS.TS Nguyễn Đức Hinh – Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam, cho biết:
Chào bạn!
Động kinh có rất nhiều nguyên nhân. Động kinh vô căn là chứng bệnh động kinh không tìm thấy nguyên nhân. Động kinh triệu chứng là nhóm động kinh xác định được nguyên nhân (do chấn thương sọ não, do u não hay các bệnh của mạch máu não, do viêm nhiễm tại não bởi virus hay vi khuẩn…). Khi điều trị động kinh, bệnh nhân phải uống thuốc chống động kinh đủ liều để khống chế các cơn co giật. 6 tháng một lần, bệnh nhân động kinh cần làm điện não đồ để kiểm tra, nếu không còn sóng động kinh thì đó mới được phép giảm dần thuốc và ngừng thuốc. Người bệnh liên tục 3 năm không lên một cơn động kinh nào thì được xác định là bệnh ổn định.
Nếu trong 3 năm đó có tái phát thì phải tính lại từ đầu, tức là bạn phải tiếp tục điều trị lại từ đầu. Trong quá trình điều trị bệnh đã ổn định không được thay đổi thuốc hoặc ngừng dùng thuốc đột ngột, nếu không sẽ bị chuyển thành thể động kinh liên tục và nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Với trường hợp của bạn, nếu thời gian cháu uống thuốc và thời gian không lên cơn hoàn toàn đã được từ 3 năm trở lên, kiểm tra điện não đồ không thấy sóng động kinh thì bạn giảm thuốc dần và có thể ngừng thuốc.
Tôi không dám khẳng định bệnh của bạn không tái phát nữa vì tỷ lệ tái phát của động kinh là rất cao do vậy bạn cần phải kiêng sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá… Bạn cần phải ăn ngủ điều độ, không thức khuya… Nếu có dấu hiệu bất thường của bệnh động kinh thì phải đi khám và điều trị ngay vì mỗi khi bệnh động kinh tái phát thì bệnh sẽ nặng hơn và khó điều trị hơn.
Theo các nhà khoa học, sự thiếu hụt của Gamma amino butyric acid (GABA) – chất dẫn truyền thần kinh ức chế được cho là nguyên nhân chính gây ra bệnh động kinh. Vì vậy, việc bổ sung GABA là một hướng đi mới nhằm làm giảm tần suất và mức độ của các cơn co giật. Bên cạnh đó, một số dược liệu quý như An tức hương, Câu đằng, ngoài tác dụng an thần, trấn tĩnh, còn làm tăng nồng độ GABA nội sinh trong cơ thể. Sự phối hợp của các hoạt chất này được coi là giải pháp hoàn hảo để bảo vệ não bộ và hỗ trợ dự phòng cơn co giật, động kinh xuất hiện.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Thùy Trang H+
Bình luận của bạn