Nhận biết nguyên nhân gây bệnh động kinh?

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh động kinh

Động kinh ở trẻ sơ sinh: Những điều cần biết

Các biểu hiện lâm sàng của bệnh động kinh

Xử trí nhanh khi người bệnh lên cơn động kinh

Cảnh giác với những biến chứng nguy hiểm của bệnh động kinh

Nguyên nhân gây bệnh động kinh thường gặp:

Động kinh do chấn thương sọ não: Động kinh xảy ra trong khoảng 1 - 5 năm sau khi bệnh nhân bị chấn thương sọ não kín, chiếm đến 30 – 40 % trong chấn thương sọ não mở. Cơn động kinh thường xuất hiện trong vòng một tháng đến một năm sau chấn thương sọ não. Nếu cơn xảy ra trên 1 năm sau chấn thương sọ não thì gọi là động kinh muộn sau chấn thương sọ não. Theo thống kê  có 80 – 90%  người bị chấn thương sọ não mắc bệnh động kinh trong vòng 10 năm. Vì vậy người ta đã nêu lên những tiêu chuẩn để có thể xác nhận cơn động kinh của bệnh nhân là do nguyên nhân chấn thương sọ não như sau: 

- Cơn động kinh đầu tiên xảy ra không quá 10 năm sau chấn thương sọ não.

- Trước khi chấn thương sọ não, bệnh nhân không bị động kinh.

- Sau khi bị chấn thương sọ não, bệnh nhân có mất ý thức hoặc có triệu chứng tổn thương thần kinh khu trú.

- Không tìm thấy nguyên nhân gì khác gây động kinh.

Động kinh do u nãoKhoảng 50% bệnh nhân bị u não có cơn động kinh, đa số là cơn động kinh cục bộ, u màng não ở thuỳ thái dương, thuỳ trán gây động kinh nhiều hơn cả. Tiền triệu hoặc triệu chứng khởi phát của cơn động kinh giúp cho ta chẩn đoán định khu u não. Ngoài cơn động kinh còn có hội chứng tăng áp lực trong sọ. Hội chứng thần kinh khu trú tuỳ theo vị trí của khối u.

Động kinh do bệnh lý mạch máu não: Hay gặp nhất là do u mạch, thông động – tĩnh mạch trong não, trong chảy máu não và chảy máu màng nhện gặp khoẳng 14 – 15%. Trong huyết khối và trong tắc mạch gặp khoảng 7 – 8%. Việc chẩn đoán xác định những u mạch thông động – tĩnh mạch cần dựa vào chụp mạch máu não.

Động kinh do di chứng viêm não và viêm màng não: Đa số gặp ở trẻ em, trong tiền sử của bệnh nhân có viêm não, viêm nàg não. Ngoài động kinh ra bệnh nhân còn có những di chứng khác: thiểu năng tâm thần, triệu chứng tổn thương các dây thần kinh sọ não, hội chứng bệnh lý bó tháp, ngoại tháp.

Tùy theo lứa tuổi, nguyên nhân gây bệnh  động kinh có thể khác nhau:

- Ở trẻ sơ sinh: Khoảng 1% trẻ sơ sinh có các cơn co giật và thường là động kinh triệu chứng, các nguyên nhân chính là: Ngạt lúc lọt lòng, chấn thương sản khoa, chảy máu trong sọ, hạ đường huyết, hạ calci huyết, hạ magne huyết, hạ natri huyết, thiếu hụt pyridoxin, ngộ độc nước, nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương hoặc các nhiễm khuẩn và các rối loạn chuyển hoá khác.

- Trẻ em: Sau thời kỳ sơ sinh có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây xuất hiện động kinh khởi phát trong lứa tuổi trẻ em. Các nguyên nhân thường gặp là: Động kinh nguyên phát (không rõ nguyên nhân), liệt do tổn thương não (cerebral palsy), nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương (viêm não, viêm màng não), tổn thương cấu trúc trong sọ, bệnh chuyển hoá, ngộ độc (thuốc, chì), bệnh thoái hoá não, bệnh hệ thống (thận, gan, bạch huyết), bệnh di truyền, chấn thương… 

- Người lớn: Có rất nhiều nguyên nhân gây khởi phát động kinh ở người lớn lấn sang cả nhóm các nguyên nhân gặp ở trẻ em như: Động kinh nguyên phát, chấn thương, tổn thương cấu trúc não (khối u, chảy máu, dị dạng mạch máu), bệnh mạch máu não (chảy máu não, nhồi máu não), nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương, bệnh thoái hoá não, bệnh hệ thống, bệnh bẩm sinh, nhiễm độc (rượu, thuốc tâm thần, lạm dụng thốc), bệnh rối loạn chuyển hoá.

- Người già: Ở người già trên 60 tuổi, động kinh có thể do u não, ung thư di căn các rối loạn tuần hoàn não, xơ cứng mạch máu não, teo não. Đặc biệt cần quan tâm tới thiếu máu não cấp tính.

Để giảm thiểu các cơn co giật do động kinh, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN) hỗ trợ điều trị. TPCN là sự kết hợp của y học cổ truyền và y học hiện đại giúp giảm thiểu những tác dụng phụ của các thuốc chống động kinh. Với sự kết hợp từ các thảo dược thiên nhiên như an tức hương, cao câu đằng và các hợp chất của y học hiện đại như gaba, taurine, magie clorua… TPCN  giúp ức chế sự hưng phấn của thần kinh trung ương, ổn định dẫn truyền thần kinh cũng như giúp hồi phục tổn thương sau mỗi lần lên cơn động kinh.

Gia Hân H+ 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh