Vào năm 2003 tôi thành lập công ty chuyên tư vấn về lĩnh vực y dược, đăng ký thuốc, đấu thầu thuốc, làm hồ sơ thuốc, tư vấn pháp lý và xây dựng các dự án, trong đó có dự án xuất khẩu thuốc... Bản thân tôi khi đó đang làm cho một đơn vị dược khác nên ban đầu xem việc mở công ty là nghề tay trái, chưa nghĩ tới đó là khởi nghiệp của mình. Nhưng, càng làm càng thấy bản thân không thể nghĩ thế được.
Tôi có nhiều năm làm việc và nghiên cứu trong thị trường dược nên tôi nhận thấy thị trường này có rất nhiều điểm hạn chế. Đó là các rào cản kỹ thuật từ các nước, là các vấn đề về pháp lý… Nó khiến cho ngành dược trong nước, nếu muốn giao lưu quốc tế, sẽ không thể phát triển đúng với năng lực thực tế. Cũng trong quá trình làm việc, tôi nhận thấy, từ những năm 2000, những sản phẩm TPCN đã du nhập vào Việt Nam, được cộng đồng trong nước đón nhận. Nhưng hồi đó, hầu như không có một sản phẩm nào là do Việt Nam sản xuất, hoàn toàn là sản phẩm nhập ngoại, do nước ngoài sản xuất như Mỹ, Úc… Trong khi đó, với số lượng bài thuốc cổ truyền vô cùng đồ sộ, điều trị rất nhiều bệnh, nếu không tận dụng sẽ rất lãng phí cây thuốc. Nhận thấy những điều đó, tôi cho rằng muốn công ty phát triển cần phải chuyển hướng đi khác.
Để đem lại sự phát triển hiệu quả, bền vững của ngành sản xuất mới này, những năm qua tôi cùng với các chuyên gia đã thành lập Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF), Viện Thực phẩm chức năng (VIDS), các đơn vị nghiên cứu, truyền thông… Mong muốn của tôi lúc đó, không chỉ thành lập một công ty, mà phải xây dựng lên một ngành TPCN Việt Nam. Cho đến hiện tại, ngành TPCN tại nước ta đã rất lớn mạnh.
Như tôi đã nói, TPCN lúc bấy giờ là ngành hoàn toàn mới tại nước ta, vì vậy khi chuyển hướng qua nghiên cứu và sản xuất gặp phải rất nhiều khó khăn. Với tôi, 2 khó khăn lớn nhất mà tôi và IMC cũng như ngành TPCN phải đối mặt lúc đó là: chưa có hành lang pháp lý và sự hiểu biết của xã hội, bao gồm cả các cơ quan báo chí, truyền thông, người tiêu dùng và các y bác sỹ…, còn hạn chế về TPCN nên thiếu đi sự tin tưởng đối với sản phẩm. Do đó, mới đầu, các sản phẩm TPCN ra đời khó tiếp cận với người tiêu dùng.
Để vượt qua khó khăn, IMC đã phối hợp với Hiệp hội, cơ quan quản lý nhà nước từng bước tham gia vào xây dựng hành lang pháp lý trong ngành, đồng thời tuyên truyền để cộng đồng hiểu đúng, dùng đúng TPCN. Cũng may, ngành TPCN đi theo 2 xu thế chung thời đó, gồm chăm sóc bảo vệ sức khỏe chủ động và sử dụng các hợp chất từ thiên nhiên nên những khó khăn ban đầu cũng dần được tháo gỡ. Đặc biệt, với IMC, ngay từ khi thành lập tôi đã định hướng công ty áp dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học nên phù hợp với xu thế phát triển và đem lại hiệu quả trong sản xuất.
Thứ nhất, IMC xây dựng được nhà máy đạt chuẩn Thực hành sản xuất tốt (GMP - Good manufacturing practice) đầu tiên của ngành TPCN. GMP là hệ thống các tiêu chuẩn được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất, nhằm mục đích kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khi sản xuất đảm bảo tạo ra thành phẩm an toàn cho người sử dụng.
Thứ 2, IMC đã tạo nên một cộng đồng sáng tạo khởi nghiệp cho nhiều bạn trẻ dựa trên giá trị cốt lõi của IMC. Nhiều nhân viên tại IMC đã tự tin khởi nghiệp, xây dựng thành công nhiều doanh nghiệp lớn như Công ty CP Dược phẩm Thái Minh, Công ty TNHH Viễn Bằng, Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu, Công ty CP Tập đoàn Liên kết Việt Nam (Vinalink Group)….
Thứ 3, IMC đã kết nối với các cơ quan, ban ngành, đặc biệt là Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế để được chuyển giao công nghệ cao trong lĩnh vực TPCN và áp dụng thành công vào sản xuất. Công ty cũng chủ động trong việc tìm kiếm và ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất, mà mới đây nhất là công nghệ lượng tử - công nghệ quantum và tạo ra một công nghệ khác độc đáo trên thị trường là bio-quantum. Bio-quantum là ứng dụng công nghệ sinh học - lượng tử để xử lý nước, chiết xuất, sản xuất TPCN và mỹ phẩm, nuôi trồng thủy sản, nuôi chim yến. Mới đây, chúng tôi đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ này trong việc tạo ra môi trường bán hoang dã cho chim yến (kiểm soát môi trường, nhiệt độ, khí hậu, ngăn ngừa bệnh tật…), xử lý phân chim bằng enzyme làm thức ăn cho cá, tôm. Những mô hình đầu tiên đang được chúng tôi xây ở Bình Phước, Việt Trì, Hà Nội.
Thứ 4, công ty thành lập chi bộ và sau đó phát triển thành Đảng bộ. Trong nhiều năm liền, IMC luôn được công nhận là Đảng bộ xuất sắc. Bên cạnh đó, công ty còn giúp các bạn trẻ nâng cao giá trị bản thân, nhất là các đảng viên.
Thứ 5, giá trị xã hội của công ty đều được nhân viên hưởng ứng như các phong trào từ thiện. Hằng năm, IMC luôn đều đặn tổ chức các chương trình từ thiện hướng đến khu vực có hoàn cảnh khó khăn, điển hình như chương trình tặng quà cho Làng trẻ em SOS Việt Trì (Phú Thọ), xây nhà tình nghĩa, hướng về biển đảo, lũ lụt… Đặc biệt, trong giai đoạn COVID-19 căng thẳng, IMC là đơn vị tiên phong tham gia ủng hộ Quỹ vaccine phòng, chống dịch COVID-19.
Đặc biệt, công ty cùng VAFF tham gia vào các tổ chức lớn, điển hình như Hiệp hội TPCN thế giới, Hiệp hội TPCN ASEAN, Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên… để học hỏi kinh nghiệm, từ đó tạo ra các sản phẩm chất lượng và đưa TPCN của công ty ra thị trường thế giới.
Thế giới 2022 với các sự kiện lớn đã làm thay đổi các mối quan hệ chính trị, ảnh hưởng sâu sắc tới kinh tế toàn cầu. Đại dịch COVID-19 vẫn chưa thể kết thúc, kéo theo đó là sự bấp bênh về kinh tế, khủng hoảng về năng lượng và lương thực, lạm phát ngày càng gia tăng ở nhiều quốc gia như Mỹ và các nước Châu Âu. Kinh tế Trung Quốc thì phục hồi chậm… Một màu xám bao trùm nền kinh tế thế giới.
Thế nhưng, vẫn có những điểm sáng. Việt Nam là một điểm sáng. Riêng năm 2022, GDP của Việt Nam là 8,04%, xuất khẩu đạt con số kỷ lục mới 732,5 tỷ USD, xuất siêu hơn 11 tỷ USD. Trong đó ngành nông nghiệp đạt 53 tỷ USD và đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước. Hòa chung với sự phát triển đó của đất nước, công ty IMC vẫn đạt được các chỉ tiêu đặt ra, giống như năm 2021.
Thế nhưng, với những mục tiêu đề ra cho năm 2023, IMC cần hướng tới sáng tạo, đổi mới để phù hợp với kinh tế tuần hoàn, mở rộng hợp tác quốc tế và xây dựng các mô hình mới. Bên cạnh mảng TPCN, mục tiêu của IMC đặt ra là dẫn đầu thị trường chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp bằng các sản phẩm từ thiên nhiên và đưa sản phẩm của công ty ra thế giới.
Trong năm 2023 công ty IMC sẽ tiếp tục mở rộng hệ sinh thái dựa trên các nguồn lực và thị trường. Đó là:
Đầu tư và phát triển ngành mỹ phẩm, healthcare. Để làm được điều này, chúng tôi đã thành lập Viện Mỹ phẩm thiên nhiên (INC) trực thuộc Hội Khoa học Các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam.
Thứ hai, IMC tham gia và sẽ dẫn dắt thị trường Petcare với thức ăn và TPCN thú cưng, mỹ phẩm và đồ phụ kiện, các chuỗi spa, khách sạn, resort… cho thú cưng. Chúng tôi cũng sẽ tham gia sáng lập Hiệp hội Thú cưng Việt Nam, xây dựng các viện nghiên cứu, cơ quan truyền thông theo đúng chuyên ngành… với mục tiêu, giữ vị trí số 1 trong ngành pet trong nước và xuất khẩu.
Thứ 3 là ngành yến sào, đây là ngành thực phẩm dinh dưỡng tiềm năng, không chỉ có tiềm năng trong nước mà còn xuất khẩu. Hiện nay, yến sào là sản phẩm được ưa chuộng và có sức mua lớn ở hai thị trường đông dân nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ.
Với định hướng như vậy IMC cần phải đổi mới chính mình, thoát ra khỏi cái bóng của mình, tạo ra một IMC hoàn toàn mới sau 20 năm xây dựng và phát triển. Thế nhưng, thay đổi, làm mới bản thân không có nghĩa là thay đổi sứ mệnh và các giá trị cốt lõi, thay đổi văn hóa công ty. Sứ mệnh, giá trị cốt lõi, văn hóa công ty là những thứ bất biến, không thay đổi.
Đúng vậy. Hội nghị lần thứ 6 BCH TW Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước đến 2030 tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu cơ bản là tới năm 2030 Việt Nam cơ bản đạt được các tiêu chí của nước công nghiệp, trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm, thu nhập bình quân 7.500 USD/năm…
Nghị quyết cũng nêu rõ, Việt Nam thuộc top 3 ASEAN về năng lực cạnh tranh công nghiệp, xây dựng kinh tế số, Chính phủ số để tới 2045 chúng ta trở thành nước phát triển, tránh bẫy thu nhập trung bình. Trong Nghị quyết, BCH TW cũng chỉ rõ việc đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tiếp tục cơ cấu lại ngành dịch vụ dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Đảng bộ, Hội đồng thành viên Công ty IMC đã ra quyết nghị đổi mới toàn diện, sáng tạo về nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh dựa trên đổi mới, áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất và xây dựng/mở rộng hệ sinh thái doanh nghiệp. Cụ thể: Bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm thực phẩm chức năng, IMC sẽ tiếp tục nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm mỹ phẩm, đồ uống, sản phẩm dinh dưỡng, đồng thời mở rộng sang sản xuất thức ăn cho thú cưng (pet food) và canh tác theo mô hình tuần hoàn.
Mô hình kinh tế tuần hoàn ở đây là mô hình VAC 2.0 ứng dụng bio-quantum. Lò nuôi chim yến đặt trên ao nuôi cá lăng vàng (vùng nước ngọt) hay tôm thẻ (vùng nước lợ), dùng phân chim yến để nuôi cá, dùng thân lò nuôi chim trồng rau sạch và hoa để làm điểm check-in cho khách du lịch. Mô hình Yenxing trên kết hợp với quán cà phê và shop bán các sản phẩm từ tổ yến và các sản phẩm dinh dưỡng khác của IMC. Đồng thời kết hợp với du lịch là điểm thăm quan, triển lãm và trải nghiệp nông nghiệp công nghệ cao. Tại các điểm du lịch, hàng năm công ty sẽ thực hiện tổ chức các lễ hội như lễ hội chim yến và lễ hội ẩm thực để giới thiệu và bán các sản phẩm từ yến, cá, tôm, và rau…
Mô hình Yenxing này sẽ được công ty nhượng quyền cho các hộ gia đình và công ty thu mua lại tổ yến để sản xuất và xuất khẩu. Hiện Trung Quốc là khách hàng tiềm năng nhất về tổ yến và phía Trung Quốc đã chính thức nhập khẩu chính ngạch tổ yến từ Việt Nam. Với giá trị chim yến rất cao và thị trường hàng tỷ USD, đây được cho là mô hình kinh tế tuần hoàn có lợi nhuận cao và chi phí sản xuất thấp nhờ đổi mới sáng tạo trong sản xuất và kinh doanh.
Một điểm đáng chú ý là mô hình này không chỉ áp dụng ở nông thôn mà ngay tại các đô thị cũng rất khả quan khi mà ngành bất động sản đang chững lại, dòng vốn cho ngành này tắc nghẽn thì việc chuyển sang sản xuất và dịch vụ nông nghiệp kết hợp du lịch có thể là phương án tốt cho các chủ đầu tư. Mô hình này được nhân rộng có thể tạo công việc cho hàng ngàn lao động với thu nhập cao đóng góp vào GDP của đất nước.
Bình luận của bạn