Empty
Empty
Empty

Đúng vậy, trong những năm trở lại đây, thế giới đang phải đối mặt với những cuộc “khủng hoảng” liên tiếp như Đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu, khủng hoảng lương thực ở các quốc gia kém phát triển, lạm phát hay là chiến tranh cục bộ nhưng lại có ảnh hưởng tới toàn bộ thế giới. Những “khủng hoảng” này không chỉ ảnh hưởng tới an ninh, chính trị mà còn ảnh hưởng nặng nề tới kinh tế, y tế và hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn cầu.

Chúng ta có thể nhìn thấy rõ nhất ở Đại dịch COVID-19. Hệ thống chăm sóc y tế, bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe quá tải, sức lực của những người hoạt động trong hệ thống này kiệt quệ. Ảnh hưởng của việc cấm vận, giãn cách là sự thiếu hụt thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thiết bị y tế… chi phí dành cho y tế của người dân tăng cao những cũng không đem lại hiệu quả như mong muốn. Tỷ lệ người chết vì COVID-19 vẫn tăng dù cho tới hiện giờ Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố nó là bệnh đặc hữu. Còn nhiều quốc gia trên thế giới vẫn còn đang ngập ngừng trong việc công bố COVID-19 là bệnh đặc hữu. Câu chuyện ứng phó với Đại dịch như thế nào vẫn còn nằm trên bàn đàm phám của WHO, chưa thể tìm tiếng nói thống nhất, công bằng giữa các quốc gia giàu-nghèo, phát triển-đang phát triển-kém phát triển. Điều đáng lo ngại là hiện nay có nhiều bệnh mới mà y học chưa kịp đối phó và dự báo. Thực trạng này sẽ mang đến những thách thức cho hệ thống y tế cổ điển.

Một yếu tố thứ 2 có tính ảnh hưởng tới an ninh, an toàn thế giới đó là chiến tranh. Tôi không chỉ nói tới việc chiến tranh của các quốc gia cụ thể nào đó mà đó là sự phân cực chiến tranh giữa các quốc gia đồng mình, các phân cực của thế giới xung quanh cuộc chiến này. Nó không chỉ ảnh hưởng tới kinh tế, năng lượng, đời sống dân cứ mà còn phân cực tạo ra các phe đối địch, tạo ra các hố sâu ngăn cách giữa từng quốc gia, các nhóm quốc gia.

Bởi sự ảnh hưởng này, theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), kinh tế thế giới hiện giờ không còn là kinh tế toàn cầu nữa, thay vào đó sẽ là kinh tế cục bộ và hình thành các nhóm, các khối kinh tế của các nước. Ví như: BRICS (một khối các nền kinh tế mới nổi lớn bao gồm Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đối chọi với lại G7 hay G20; APEC, các khối Châu Phi… Các khối kinh tế sẽ ủng hộ chủ chương bảo hộ mậu dịch, bảo hộ trong nước, tức là chống lại toàn cầu hóa. Chính vì vậy, dòng chảy về tài chính sẽ bị tắc nghẽn và không còn lưu thông như trước. Bấy giờ việc đối phó với nền kinh tế như vậy sẽ rất khó đoán. Điều này cũng dẫn tới sự mất giá của đồng USD cùng sự nổi lên của các đồng tiền khác trên thế giới như NDT, Rupi… Các quốc gia mới nổi cũng sẽ thách thức vị trí thống trị của Mỹ và EU.

Empty

Việt Nam sẽ không nằm ngoài vòng xoay của thế giới, cả về kinh tế hay y tế. Sau 3 năm Đại dịch COVID-19, hệ thống y tế của Việt Nam cũng lao đao, ngoài những bất cập trong việc phòng và điều trị trong thời kỳ đại dịch thì những thiếu sót cũng bộc lộ rõ nét ngay sau khi dịch ổn định, mà việc thiếu thuốc điều trị vừa qua là một trong những ví dụ rõ nét. Cơ chế không kịp vận hành với thị trường, người dân sẽ là người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Một thực tế nữa là hiểu biết của người dân đối với chăm sóc sức khỏe chủ động. Thiếu kiến thức phòng dịch, thiếu kiến thức về phòng ngừa bệnh tật, tự chăm sóc sức khỏe khi chưa bệnh. Điều này khiến họ bối rối, lo sợ và dễ có những phản ứng thái quá khi dịch bệnh bất ngờ ập tới. Chính vì thế, giáo dục người dân về chăm sóc sức khỏe chủ động, phòng ngừa dịch bệnh là việc cần làm. Và đây sẽ là việc mà Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam sẽ phối hợp với Bộ Y tế, các cơ quan quản lý cùng thực hiện trong thời gian tới.

Empty

Trong báo cáo nhiệm kỳ III, kế hoạch phát triển nhiệm kỳ IV, Hiệp hội TPCN Việt Nam đã đề ra một số mục tiêu, trong đó phấn đấu đến năm 2030 có trên 90% các nhóm đối tượng “Hiểu đúng - Làm đúng – Dùng đúng” TPCN.

Để làm được điều này, Hiệp hội sẽ lấy giáo dục là hoạt động trung tâm, đi trước một bước trong mọi hoạt động. Hướng đến các nhóm đối tượng có ảnh hưởng tới TPCN như: Nhóm các lãnh đạo và quản lý, bao gồm cả các bác sỹ và những người làm trong ngành y tế - nhóm này không trực tiếp tác động đến sự phát triển của ngành nhưng tác động gián tiếp có ảnh hưởng có lớn đến sự phát triển của ngành thông qua các chính sách, đường lối, các quy định pháp luật liên quan đến TPCN. Nhóm người sản xuất TPCN bao gồm cả người nuôi trồng dược liệu, sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, người buôn bán TPCN. Nhóm người tiêu dùng và nhóm cuối cùng là những người tham truyền thông TPCN như cán bộ y tế, giáo viên trường y, các phóng viên, báo chí…

Thông điệp đưa ra sẽ phải phù hợp với luật, chính sách, quy định của thế giới và Việt Nam; Phù hợp với tiêu chuẩn, quy định, các kiến thức giáo khoa đã được phổ biến rộng rãi; Đơn giản - dễ hiểu - dễ nhớ - dễ làm… Nội dung của thông điệp sẽ hướng tới cảnh báo được nguy cơ xuất hiện dịch bệnh mạn tính không lây. TPCN là công cụ, là “vaccine” dự phòng các bệnh mạn tính và thông qua thông điệp, người dân phải “Hiểu đúng – làm đúng – dùng đúng” TPCN.

Kênh giáo dục cũng là một kênh truyền thông cần được lựa chọn, trong đó cần phát huy và sử dụng kết hợp một cách hiệu quả nhiều kênh giáo dục truyền thông, nhiều phương tiện để thực hiện giáo dục truyền thông về TPCN, sử dụng các cách tiếp thị mới, có sáng tạo trong việc sử dụng và huy động các kênh truyền thông. Trong điều kiện hội nhập quốc tế, cần chú ý đến các kênh truyền thông mới có hiệu quả để thực hiện giáo dục truyền thông về TPCN.

Ngoài ra, Hiệp hội sẽ tăng cường truyền thông trực tiếp thông qua hệ thống Hội viên. Đây là lực lượng có trình độ, kỹ năng thực hiện các công tác giáo dục và truyền thông có hiệu quả cao.

Empty

Công nghệ và trí tuệ nhân tạo A.I đang ngày càng phát triển, dần dần trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành nghề trong xã hội. Và ngành TPCN cũng không nằm ngoài guồng quay đó. Chỉ vài năm nữa thôi, ngành TPCN cũng sẽ ứng dụng trí tuệ nhân tạo, giống như các công nghệ mới hiện giờ. Trí tuệ nhân tạo ứng dụng như thế nào sao? Đó là ứng dụng trong quá trình sản xuất, tư vấn sản phẩm, “cá nhân hóa” sản phẩm.

“Cá nhân hóa” là một trong những cách tiếp cận thú vị và logic nhất đối với ngành dinh dưỡng nói chung. Không có gì cá nhân hơn thứ một người đưa vào cơ thể họ. Và việc áp dụng công nghệ A.I vào ngành TPCN để “cá nhân hóa” từng đối tượng khách hàng được dự đoán là một xu hướng mới trong vài năm tới đây.

Việc đưa A.I vào ngành TPCN có thể “cá nhân hóa” được việc hỗ trợ điều trị, tức là tất cả các chỉ số của mỗi một con người sẽ được cập nhật trên một hệ điều hành trí tuệ nhân đạo, A.I sẽ theo dõi, tư vấn, từ đó có thể chăm sóc và dự đoán được bệnh tật của từng cá nhân một. Bạn có thể tưởng tượng như thế này: Một người 30 tuổi, đang có các bệnh lý về đường tiêu hóa, đã ổn định, muốn cải thiện. A.I sẽ lướt qua thể trạng người bệnh, cập nhật tình trạng + thuốc điều trị đã sử dụng trước đó, sau đó sẽ cân nhắc một lộ trình hỗ trợ cải thiện sức khỏe đường ruột kết hợp nâng cao thể trạng. Trong 3 tháng đầu tiên, A.I sẽ yêu cầu bạn tuân thủ một liệu trình làm sạch đường tiêu hóa để cơ thể hấp thu tốt các sản phẩm của những liệu trình tiếp theo. Liệu trình này không chỉ là thuốc (nếu cần) mà còn có thực phẩm bảo vệ sức khỏe, men vi sinh, chế độ dinh dưỡng, tập luyện… Sau đó, nhờ các chỉ số cập nhật định kỳ - 3 tháng khám sức khỏe định kỳ chẳng hạn, A.I lại tiếp tục cung cấp cho bạn một liệu trình khác, vừa bổ trợ cho liệu trình cũ vừa kết hợp thêm các phương “thuốc” mới để cải thiện hệ miễn dịch chẳng hạn. Rồi tới tuổi 40, 45, khi bạn đứng trước những nguy cơ về tim mạch, chuyển hóa, ung thư… A.I lại “kê” cho bạn những phương thuốc dự phòng… Nhờ đó, nguy cơ của bạn được “hóa giải” hoặc sẽ nhẹ hơn nhiều so với nguy cơ thực.

Nếu một xã hội không còn nguy cơ bệnh thật, không phải là y tế sẽ “nhàn” hơn sao? Lúc đó, các chuyên gia y tế chỉ cần tập trung vào các ca bệnh nặng, các bệnh dịch mới nổi, mà thôi. Nhân viên y tế cũng không bị kiệt sức vì điều trị nữa.

Empty

Gần thôi, trong vài năm tới đây.

Empty

Trong tương lai, xu hướng sử dụng TPCN trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sẽ là một xu thế tất yếu. Hiện nay các hoạt động công nghiệp hóa diễn ra nhanh dẫn đến sự thay đổi trong lối sống, trong thực phẩm. Từ thực phẩm và chế biến truyền thống sang thực phẩm chế biến sẵn, từ lao động chân tay tới ngồi trên máy tính trong văn phòng, ít vận động. Cùng với đó là sự biến đổi khí hậu và sự thay đổi mô hình bệnh tật, các loại bệnh mạn tính không lây ngày càng phát triển… Chính vì vậy, việc chăm sóc và điều trị bệnh tật cũng có nhiều thay đổi. Con người ngày càng chú ý đến các sản phẩm y tế phi truyền thống bao gồm TPCN cho tới các liệu pháp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp… Bên cạnh đó, xu hướng sử dụng các sản phẩm thiên nhiên, bảo vệ môi trường của nhân loại là xu hướng của thế kỷ 21.

Về xu hướng nghiên cứu trong TPCN, đó là có những hướng nghiên cứu mới, đặc biệt là công nghệ sinh học sẽ được đẩy mạnh. Công nghệ sinh học không chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu men, vi khuẩn như hiện giờ mà sẽ được ứng dụng nhiều hơn vào nghiên cứu. Ví dụ như, kết hợp enzyme với vi lượng đồng căn chẳng hạn. Biết đâu, trong vài năm tới, với sự phát triển của khoa học, công nghệ, kết hợp với trí tuệ nhân tạo, các loại vi khuẩn/men vi sinh sẽ là “chất mang” các khoáng chất tới các bộ phận thiếu hụt của con người.

Hay là trong việc nghiên cứu, nuôi trồng, chiết xuất thảo dược chẳng hạn. Sẽ có những nguyên liệu thảo dược được nuôi trồng bằng công nghệ cao, trong nhà kính, nuôi cấy mô… Hoặc là việc ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo trong nghiên cứu, sản xuất sẽ giúp ngành TPCN Việt Nam vừa bảo tồn tốt các loại dược thảo quý, vừa ứng dụng được các sản phẩm, không còn phải “xuất thô” như những năm trước đây nữa. Ví như yến sào chẳng hạn. Yến sẽ được “nuôi” với công nghệ, tạo mô hình kinh tế tuần hoàn giúp người nuôi yến có doanh thu tốt, bảo vệ môi trường. Yến tổ được khai thác xong sẽ đưa về nhà máy chế biến, được tách chiết, chưng cất, tạo ra các dòng sản phẩm phù hợp với từng lứa tuổi, từng nhóm người.

Mô hình tư vấn, kinh doanh sản phẩm TPCN cũng sẽ thay đổi khi kết hợp với A.I. Hình thức tư vấn, bán hàng sẽ trở nên phù hợp hơn dựa trên dữ liệu lớn nhưng vẫn có thể cá nhân hóa cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Có thể nói, A.I sẽ tác động sâu sắc không chỉ tới ngành TPCN mà còn cả xã hội. Đó là quy luật tất yếu của sự phát triển. Ngành TPCN cũng không nằm ngoài guồng quay đó và cần thay đổi để không bị bỏ lại trên đường đua.

Empty
Empty
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý