Nguyên nhân khiến bạn chưa già nhưng đã bị đục thủy tinh thể

Không chỉ có người già mới bị đục thủy tinh thể

Ăn gì khi bị đục thủy tinh thể để bệnh không nặng lên?

Bệnh đục thủy tinh thể - Nguyên nhân, biểu hiện, cách phòng ngừa và chữa trị!

Đục thủy tinh thể do thuốc corticoid phải làm sao?

Bệnh nhân bị đục thủy tinh thể do đái tháo đường có nên phẫu thuật?

Bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh

Đục thủy tinh thể bẩm sinh là bệnh đục thủy tinh thể xuất hiện ngay từ khi trẻ mới sinh hoặc trong những tháng đầu sau khi sinh. Đục thủy tinh thể thường ảnh hưởng đến khu vực trung tâm của ống kính, nhưng nó có thể không ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.

Việc phát hiện bệnh của trẻ nhỏ rất khó, nhất là khi trẻ chỉ bị đục thủy tinh thể một phần. Tuy nhiên, phụ huynh cũng cần chủ động theo dõi, kiểm tra để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường ở mắt trẻ. Với trẻ lớn hơn, bệnh dễ nhận biết hơn, với biểu hiện con ngươi mắt bị trắng đục dần. Trẻ có dấu hiệu nhìn kém, phải nheo mắt khi nhìn xa.

Trong một số trường hợp, đục thủy tinh thể bẩm sinh có thể kèm theo các bệnh khác như sởi bẩm sinh, hội chứng Down, hội chứng Lowe...

Đục thủy tinh thể có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Chấn thương mắt

Chấn thương mắt có thể gây tổn thương các mô của ống kính, dẫn đến sự phát triển sớm của bệnh đục thủy tinh thể. Để hạn chế đục đục thủy tinh thể do chấn thương, bạn nên đeo kính thể thao để bảo vệ mắt khỏi thương tích.

Do mắc bệnh 

Những người bị bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể sớm. Bệnh nhân đái tháo đường nên theo dõi và kiểm soát lượng đường trong máu để giảm nguy cơ biến chứng của bệnh và giảm nguy cơ đục thủy tinh thể sớm.

Người bệnh đái tháo đường nên khám mắt định kỳ để phát hiện sớm biến chứng ở mắt

Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Các bác sỹ  thường kê toa các thuốc steroid để điều trị một số bệnh về mắt hoặc các bệnh khác. Tuy nhiên, sử dụng steroid lâu dài có thể làm tăng nguy cơ phát triển đục thủy tinh thể.

Lối sống

Lối sống lành mạnh có thể góp phần làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể. Ví dụ, người thường xuyên hút thuốc lá có nguy cơ cao bị đục thủy tinh thể. Các thành phần trong thuốc lá có thể phá hủy protein trong ống kính ở mắt. Ngừng hút thuốc có thể không làm giảm nguy cơ đục thủy thể ngay lập tức nhưng nó sẽ có nhiều tác động tích cực trên cơ thể nói chung.

Thanh Tú H+ (Theo Live Strong)

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt