Câu chuyện về "em bé Napalm" - Ngày ấy và bây giờ

Tấm ảnh "Em bé Napalm" trở thành một trong những hình tượng ám ảnh nhất của chiến tranh Việt Nam

Xem triển lãm ảnh “Phóng viên chiến trường” cho dịp nghỉ lễ 30/4

Xem triển lãm ảnh “Phóng viên chiến trường” cho dịp nghỉ lễ 30/4

Hình ảnh em bé đầu hàng chiến tranh gây “bão”

Thông điệp hòa bình qua hình ảnh chiến tranh

Thông điệp hòa bình qua hình ảnh chiến tranh

Cần hàng chục tỷ USD làm sạch bom mìn sau chiến tranh

Phan Thị Kim Phúc, hay còn được gọi là Em bé Napalm (sinh năm 1963), là người Canada gốc Việt, nổi tiếng với bức ảnh được trao Giải Pulitzer chụp ngày 8 tháng 6, 1972 tại Trảng Bàng bởi nhiếp ảnh gia Nick Út của hãng thông tấn AP, ghi lại hình ảnh một cô bé chín tuổi, da thịt và áo quần bị đốt cháy và bỏng nặng bởi bom napalm, khi cô đang di tản khỏi ngôi làng của mình. 

Bức ảnh được xếp thứ 41 trong 100 bức ảnh có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 do Đại học Columbia bình chọn, trở thành một trong những hình tượng ám ảnh nhất của Chiến tranh Việt Nam và được chọn làm Ảnh Báo chí Thế giới Năm 1972.

Bức ảnh 'Em bé Napalm' do Nick Ut, phóng viên hãng AP, chụp vào ngày 8/6/1972Bức ảnh "Em bé Napalm" do Nick Ut, phóng viên hãng AP, chụp vào ngày 8/6/1972. Nhân vật chính trong bức ảnh là cô bé Phan Thị Kim Phúc cùng một số trẻ em Việt Nam vừa đi vừa khóc sau khi bom napalm dội xuống Trảng Bàng, Tây Ninh. Bức ảnh sau đó đã nổi tiếng toàn thế giới và giúp phóng viên Nick Ut giành giải thưởng Pulitzer danh giá trong lĩnh vực báo chí, năm 1973 (Ảnh:AP/Nick Ut)

Hơn 40 năm trôi qua nhưng ký ức về những ngày chiến tranh vẫn chưa nguôi đối với nhân vật trong bức hình. Khi đó, cô cùng anh trai và những đứa trẻ khác chạy trốn bom napalm của Mỹ. Khói vàng bao phủ khắp nơi, lửa bén vào quần áo và khiến Phúc bỏng ở lưng. Cây cối xung quanh bỗng trở thành những ngọn đuốc hung dữ (Ảnh:AP)Hơn 40 năm trôi qua nhưng ký ức về những ngày chiến tranh vẫn chưa nguôi đối với nhân vật trong bức hình. Khi đó, cô cùng anh trai và những đứa trẻ khác chạy trốn bom napalm của Mỹ. Khói vàng bao phủ khắp nơi, lửa bén vào quần áo và khiến Phúc bỏng ở lưng. Cây cối xung quanh bỗng trở thành những ngọn đuốc hung dữ (Ảnh:AP)

Bức ảnh ghi lại cảnh nhiếp ảnh gia Nick Ut đang nói chuyện với Kim Phúc khi cô bé đang bị bỏng lưng sau cuộc tấn công bom napalm. Bức ảnh ghi lại cảnh nhiếp ảnh gia Nick Ut đang nói chuyện với Kim Phúc khi cô bé đang bị bỏng lưng sau cuộc tấn công bom napalm. "Tôi cứ nghĩ rằng cô bé sẽ chết mất, một người lính mang nhiều nước tới rồi dội lên người cô bé. Cô bé hét lên "Nóng quá", "Nóng quá". Cô bé không muốn dội nước lên người mà chỉ muốn uống nước", Nick Ut kể lại. (Ảnh: Nick Ut/AP)

Với sự giúp đỡ của phóng viên Christopher Wain đài truyền hình ITN của Anh, Nick Ut đã đưa Kim Phúc và những đứa trẻ khác tới bệnh viện. Suốt quãng đường dài 40 phút, Kim Phúc liên tục kêu Với sự giúp đỡ của phóng viên Christopher Wain đài truyền hình ITN của Anh, Nick Ut đã đưa Kim Phúc và những đứa trẻ khác tới bệnh viện. Suốt quãng đường dài 40 phút, Kim Phúc liên tục kêu "Cháu nghĩ cháu sắp chết rồi". Khi đến bệnh viện, phóng viên Nick Ut đã phải sử dụng thẻ nhà báo để thuyết phục các nhân viên y tế cứu chữa cho những đứa trẻ. Trong ảnh: Kim Phúc cùng mẹ 2 ngày sau khi cuộc dội bom xảy ra.  (Robinson/AP Photo)

Năm 1973, sau khi bức ảnh “em bé Napalm” dành giải thưởng Pulitzer, nhiếp ảnh gia Nick Ut đã quay lại Trảng Bàng, Tây Ninh để gặp và thăm cô bé Kim Phúc.Năm 1973, sau khi bức ảnh “em bé Napalm” dành giải thưởng Pulitzer, Nhiếp ảnh gia Nick Ut đã quay lại Trảng Bàng, Tây Ninh để gặp và thăm cô bé Kim Phúc.

Năm 1986, chính phủ Việt Nam cử Kim Phúc sang Cuba học ngành y. Phóng viên Nick Ut gặp lại cô gái trong bức ảnh lần đầu tiên vào năm 1989 tại Cuba. Ảnh: APNăm 1986, chính phủ Việt Nam cử Kim Phúc sang Cuba học ngành y. Phóng viên Nick Ut gặp lại cô gái trong bức ảnh lần đầu tiên vào năm 1989 tại Cuba (Ảnh: AP)

Tại Cuba, Kim Phúc gặp Bùi Huy Toàn, một sinh viên Việt Nam. Phúc chưa bao giờ tin người đàn ông nào đó sẽ yêu cô bởi những vết sẹo chiến tranh khắp lưng và tay mình. Toàn chấp nhận tất cả và chọn cô làm vợ. Hai người kết hôn năm 1992. Ảnh: Daily MailTại Cuba, Kim Phúc gặp Bùi Huy Toàn, một sinh viên Việt Nam. Phúc chưa bao giờ tin người đàn ông nào đó sẽ yêu cô bởi những vết sẹo chiến tranh khắp lưng và tay mình. Toàn chấp nhận tất cả và chọn cô làm vợ. Hai người kết hôn năm 1992 (Ảnh: Daily Mail)

Cha mẹ của Cha mẹ của "em bé Napalm", ông Phan Thanh Tung và bà Du Ngoc Nu đang cầm bức ảnh của con gái vào năm 1997 

Năm 1997, bà thành lập Tổ chức Kim Phúc tại Hoa Kỳ với mục tiêu cung cấp sự trợ giúp y tế và tâm lý cho trẻ em nạn nhân chiến tranh.Năm 1997, bà thành lập Tổ chức Kim Phúc tại Hoa Kỳ với mục tiêu cung cấp sự trợ giúp y tế và tâm lý cho trẻ em nạn nhân chiến tranh

Phan Thị Kim Phúc và phóng viên Nick Ut diện kiến Nữ hoàng Anh Elizabeth II tại London năm 2000. Gặp Kim Phúc, Nữ hoàng Anh thăm hỏi: Phan Thị Kim Phúc và phóng viên Nick Ut diện kiến Nữ hoàng Anh Elizabeth II tại London năm 2000. Gặp Kim Phúc, Nữ hoàng Anh thăm hỏi: "Có phải cô đấy không?" (Ảnh:Ian Jones/AP)

“Sự tha thứ giải thoát tôi khỏi lòng thù hận. Vẫn còn nhiều vết sẹo trên thân thể tôi, và sự đau đớn vẫn kéo dài trong nhiều ngày, nhưng tâm tôi nay đã được an làn” Kim Phúc chia sẻ trên đài NPR, 2008. Ảnh: Boston“Sự tha thứ giải thoát tôi khỏi lòng thù hận. Vẫn còn nhiều vết sẹo trên thân thể tôi, và sự đau đớn vẫn kéo dài trong nhiều ngày, nhưng tâm tôi nay đã được an làn” Kim Phúc chia sẻ trên đài NPR, 2008 (Ảnh: Boston)

Cuộc gặp gỡ của nhân vật chính và tác giả bức ảnh Cuộc gặp gỡ của nhân vật chính và tác giả bức ảnh "Em bé napalm" năm 2012 (Ảnh:Jae C. Hong/AP)

Bom Napalm mạnh khủng khiếp. Nhưng đức tin, lòng khoan dung, và tình yêu thương còn mạnh mẽ hơn nhiều. Sẽ không có chiến tranh nếu mỗi người đều biết sống bằng tình yêu thương chân thật, niềm hi vọng, và lòng khoan dung. Bé gái trong bức ảnh đã làm được, còn bạn thì sao? – Kim Phúc chia sẻ trên đài NPR, 2008Bom Napalm mạnh khủng khiếp. Nhưng đức tin, lòng khoan dung, và tình yêu thương còn mạnh mẽ hơn nhiều. Sẽ không có chiến tranh nếu mỗi người đều biết sống bằng tình yêu thương chân thật, niềm hi vọng, và lòng khoan dung. Bé gái trong bức ảnh đã làm được, còn bạn thì sao? – Kim Phúc chia sẻ trên đài NPR, 2008

Hiện tại cả gia đình Kim Phúc đang sống và làm việc ở Ontario (Canada). Năm 1999, nữ nhà văn Denise Chong đã cho ra đời tác phẩm Hiện tại cả gia đình Kim Phúc đang sống và làm việc ở Ontario (Canada). Năm 1999, nữ nhà văn Denise Chong đã cho ra đời tác phẩm "Câu chuyện về Kim Phúc, Bức Ảnh và Chiến tranh Việt Nam" kể về cuộc đời trước và sau khi tai nạn của cô bé Napalm Kim Phúc.

Hiệp Nguyễn H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội