F0 điều trị tại nhà cần lưu ý những dấu hiệu nguy hiểm nào?

F0 điều trị tại nhà cần liên hệ ngay với cơ sở y tế khi gặp những triệu chứng bất thường

Lưu ý khi dùng toa thuốc điều trị COVID-19 tại nhà cho người F0

Người dân tự lấy mẫu test nhanh COVID-19 tại nhà thế nào?

Những lưu ý quan trọng khi F0 cách ly tại nhà

Bộ Y tế hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị COVID-19 Remdesivir

Những ai có nguy cơ gia tăng mức độ nặng khi mắc COVID-19?

Theo Hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà, người mắc 1 trong các bệnh nền sau có nguy cơ gia tăng mức độ nặng khi mắc COVID-19:

1. Đái tháo đường.
2. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh phổi khác.
3. Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác).
4. Bệnh thận mạn tính.
5. Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu.
6. Béo phì, thừa cân.
7. Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim).
8. Bệnh lý mạch máu não.
9. Hội chứng Down.
10. HIV/AIDS.
11. Bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ).
12. Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác.
13. Hen phế quản.
14. Tăng huyết áp.
15. Thiếu hụt miễn dịch.
16. Bệnh gan.
17. Rối loạn do sử dụng chất gây nghiện.
18. Đang điều trị bằng thuốc corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác.
19. Các bệnh hệ thống.
20. Bệnh lý khác đối với trẻ em: Tăng áp phổi nguyên hoặc thứ phát, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa di truyền bẩm sinh, rối loạn nội tiết bẩm sinh - mắc phải.

Dấu hiệu bất thường khi theo dõi, quản lý người bệnh COVID-19 tại nhà

Liên hệ ngay với cơ sở quản lý, Trạm y tế nếu chỉ số SpO2 ≤  95% 

Người bệnh COVID-19 đủ điều kiện quản lý, điều trị tại nhà sẽ được hướng dẫn theo dõi triệu chứng hàng ngày cũng như các chỉ số quan trọng (nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2, huyết áp).

Nếu phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây, người bệnh hoặc người chăm sóc phải báo cáo ngay với cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà hoặc Trạm y tế xã, phường; Trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời:

1. Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: Thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.

2. Nhịp thở (Lưu ý ở trẻ em: Đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc).
- Người lớn: nhịp thở ≥ 21 lần/phút.
- Trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi: Nhịp thở: ≥ 40 lần/phút.
- Trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi: nhịp thở: ≥ 30 lần/phút.

3. SpO2 ≤ 95% nếu có thể đo. Khi phát hiện bất thường đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo.

4. Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút.

5. Huyết áp thấp: Huyết áp tối đa < 90mmHg, huyết áp tối thiểu < 60mmHg (nếu có thể đo).

6. Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

7. Thay đổi ý thức: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.

8. Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

9. Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn (ở trẻ em). Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: Sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban...

10. Mắc thêm bệnh cấp tính: Sốt xuất huyết, tay chân miệng...

11. Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người nhiễm COVID-19 mà thấy cần báo cơ sở y tế.

Quỳnh Trang H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn