Cập nhật bản tin COVID-19 tính đến 9h sáng ngày 3/3
Chủ tịch Quốc hội: Đảng, Nhà nước luôn chia sẻ và đồng hành với ngành y tế
Thái Nguyên đăng ký bổ sung 20.894 F0, nhiều địa phương dừng cho học sinh đến trường
Đè Thái Lan, U23 Việt Nam lần đầu xưng vương Đông Nam Á
Nơi giành giật sự sống cho cả mẹ và con trong đại dịch COVID-19
Trong ngày 2/3, Việt Nam ghi nhận 110.301 ca nhiễm mới, trong đó 21 ca nhập cảnh và 110.280 ca trong nước (tăng 11.537 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố. Số ca mắc mới ở Hà Nội tiếp tục tăng cao với 15.114 F0. Trung bình 7 ngày qua, thành phố phát hiện thêm hơn 11.755 ca bệnh. Sau Hà Nội, nhiều tỉnh, thành phố khác cũng ghi nhận số ca ca nhiễm ở mức cao. Trong đó, 25 địa phương công bố hơn 2.000 ca bệnh trong ngày.
Trong ngày 2/3, cả nước có 114 ca tử vong vì COVID-19 và 3.949 ca bệnh nặng. So với những ngày trước, số ca tử vong và bệnh nặng cũng tăng.
Trước những phản ánh của báo chí liên quan đến thủ tục mua thuốc phòng, chống COVID-19 gây khó khăn cho người dân khi tiếp cận thuốc. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cắt giảm ngay thủ tục hành chính liên quan đến việc mua thuốc phòng, chống COVID-19; Căn cứ tình hình thực tiễn và tham khảo kinh nghiệm các nước để khẩn trương quyết định việc cấp phép nhập khẩu và sử dụng thuốc điều trị COVID-19. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu tăng cường công tác quản lý giá thuốc, xử lý nghiêm trường hợp đầu cơ, buôn lậu thuốc theo quy định; Tạo điều kiện thuận lợi, không để nhân dân vất vả với quá nhiều thủ tục trong việc tiếp cận và mua thuốc điều trị COVID-19.
Theo quy định mới của UBND TP.HCM, học sinh là F1 sau khi hoàn thành cách ly có thể tự test nhanh tại nhà, sau đó thông báo kết quả cho giáo viên chủ nhiệm bằng cách gửi hình ảnh qua email, Zalo, Viber, tin nhắn... Trường hợp phụ huynh không có điều kiện test nhanh cho học sinh tại nhà thì có thể đưa học sinh đến trạm y tế để xét nghiệm. Sau đó phụ huynh hoặc nhân viên y tế thông báo kết quả xét nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm.
Các trạm y tế tuyến xã tại Hải Dương tạm dừng triển khai xét nghiệm SARS-CoV-2 dịch vụ để tập trung chăm sóc, điều trị cho người mắc COVID-19 tại nhà. Các trạm y tế này chỉ thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên được cấp hoặc do người dân tự mua xét nghiệm cho người mắc COVID-19 đã cách ly, điều trị tại nhà đủ 7 ngày, 10 ngày hoặc 14 ngày (người chưa tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19) để xác nhận khỏi bệnh và dỡ bỏ cách ly.
Các doanh nghiệp và các điểm du lịch tại Đà Nẵng đã sẵn sàng để đón khách trở lại, ngay khi các hoạt động du lịch được mở toàn bộ vào ngày 15/3 theo theo tinh thần thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả trong điều kiện bình thường mới của Chính phủ. Đà Nẵng sẽ đón đoàn khách quốc tế đầu tiên vào ngày 27/3 của hãng hàng không Singapore Airlines.
Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn, Đồng Nai tiếp tục tăng tốc tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, ưu tiên cho các đối tượng nguy cơ cao như người trên 50 tuổi, mắc bền nền, suy giảm miễn dịch… và lực lượng công nhân, lao động tự do. Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch tại trường học, tuyên truyền công tác tiêm phòng vaccine COVID-19 nhằm hướng tới việc tiêm vaccine cho trẻ từ 5 - 11 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Việt Nam không còn nằm trong danh sách các nước và khu vực có nguy cơ cao về dịch bệnh COVID-19 của Đức và người đến từ Việt Nam không phải chịu các chế tài nghiêm ngặt liên quan khi nhập cảnh vào quốc gia này. Trước đó, Việt Nam bị Đức xếp vào danh sách này từ ngày 15/8, theo đó, các trường hợp từ Việt Nam nhập cảnh Đức ngoài việc phải tiến hành xét nghiệm PCR trước khi bay, còn phải khai báo y tế nhập cảnh online với RKI và phải chịu cách ly 10 ngày tại nơi cư trú sau khi nhập cảnh.
Bình luận của bạn