CDC và FDA đang kêu gọi các nhà hàng ở Mỹ hủy số hàu sống đã thu hoạch kể từ sau ngày 31/1/2022 do nghi nhiễm Norovirus.
Mở tiệc hải sản cuối tuần với hàu sốt tỏi
Vì sao món hàu sống xưa ăn được, giờ không nên?
Ăn hàu sống giúp sung mãn: Tác dụng đến đâu?
Mỹ: FDA cảnh báo kết quả sai từ xét nghiệm COVID-19 chưa cấp phép
Theo đó, các quan chức ở cả Mỹ và Canada đang cảnh báo những con hàu nhiễm bẩn được thu hoạch ở British Columbia, Canada đã được phân phối tới 13 tiểu bang của Mỹ.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đang làm việc với Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), Cơ quan Y tế Công cộng Canada và Cơ quan Thanh tra Thực phẩm Canada để theo dõi và kiểm soát sự lây lan của virus.
"FDA và các bang đã tiến hành một cuộc điều tra trước để xác định nơi phân phối hàu sống và để đảm bảo chúng bị loại bỏ khỏi nguồn cung cấp thực phẩm", cơ quan này viết trong một thông cáo.
Hàu là một trong những loại hải sản được rất nhiều người yêu thích, tuy nhiên chúng có thể gây bệnh nếu ăn sống, đặc biệt là ở những người có hệ thống miễn dịch bị suy giảm.
Theo CDC, thức ăn có vỏ và động vật giáp xác sống như hàu sống có thể bị nhiễm Norovirus. Loại virus này không thể nhìn thấy hoặc ngửi thấy mùi, nhưng có thể khiến cơ thể bị buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Để tránh nguy cơ này, người tiêu dùng được khuyến cáo tốt hơn hết là không nên ăn động vật giáp xác và động vật có vỏ sống.
FDA cũng cảnh báo, hàu thường được hấp để nấu chín và nhiệt độ có thể không đủ cao để tiêu diệt virus. Một người bị nhiễm Norovirus có thể không phát triển các triệu chứng trong 24 đến 48 giờ. Các triệu chứng của Norovirus xuất hiện một đến hai ngày sau khi bị nhiễm bệnh và thường kéo dài trong hai hoặc ba ngày. Các triệu chứng thường gặp bao gồm tiêu chảy, nôn, buồn nôn và đau dạ dày. Đặc biệt, tình trạng có thể trở nên nguy hiểm đối với người nhiễm là trẻ nhỏ và người cao tuổi.
Theo các báo cáo, tỷ lệ tử vong do Norovirus là vô cùng hiếm gặp, nó có thể xảy ra ở một số trường hợp khi một người bị mất nước nghiêm trọng do nôn và tiêu chảy đến mức ảnh hưởng tới các nội tạng.
Theo CDC, Norovirus là nguyên nhân gây ra khoảng 900 ca tử vong hàng năm và gây ra 109.000 ca nhập viện. Norovirus lây truyền qua việc có thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm hoặc từ người này sang người khác qua tiếp xúc với da, đồ vật hoặc hít phải các hạt trong không khí. Virus có thể sống trong thời gian dài trên các bề mặt như quầy và tay nắm cửa.
Các đợt bùng phát Norovirus thời gian gần đây xuất hiện khá phổ biến và thường liên quan đến hàu sống hoặc trên các tàu du lịch vì tình trạng mất vệ sinh và đông đúc trên tàu.
Theo Food Safety News, đầu năm 2020, tại Châu Âu, một đợt bùng phát Norovirus đã khiến ít nhất 180 người ở Đan Mạch bị ốm, và 70 người ở Thụy Điển bị ảnh hưởng sau khi ăn hàu sống. Tại Pháp, 1.033 người đã bị ốm và 21 bệnh nhân cần điều trị do Norovirus. Iatalia và Hà Lan cũng đã báo cáo các đợt bùng phát Norovirus liên quan đến hàu sống từ Pháp.
Norovirus là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm dạ dày ruột. Nhiễm trùng được đặc trưng bởi tiêu chảy, nôn mửa, và đau bụng. Sốt hoặc đau nhức toàn thân cũng có thể xảy ra. Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi tiếp xúc virus từ 12 đến 48 giờ. Sau khởi phát, các triệu chứng kéo dài từ 24 đến 72 giờ. Nếu những triệu chứng này tiếp tục kéo dài hoặc xuất hiện máu trong phân, người bệnh nên đi khám bác sỹ sớm.
Bình luận của bạn