Ngày càng có nhiều bệnh nhân mắc u tuyến giáp nghiêm trọng (Ảnh: BV Nội tiết Trung ương)
Chọc hút nhân khối u giáp có nguy hiểm không?
Bệnh nhân u tuyến giáp đang xạ trị nên ăn uống thế nào?
U tuyến giáp đa nhân lành tính phải làm sao?
U tuyến giáp đa nhân có nên dùng TPCN Ích Giáp Vương?
Một trong các ca u nang điển hình đang điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương là bệnh nhân P.V.H (42 tuổi, Điện Biên). Được biết, 6 năm trước bệnh nhân này phát hiện vùng cổ của mình có dấu hiệu to lên bất thường. Anh H. có tới bệnh viện tỉnh Điện Biên khám. Tại đây các bác sỹ chẩn đoán anh H mắc bướu cổ và cho đơn thuốc về điều trị tại nhà.
Tuy nhiên bệnh không đỡ, vùng cổ có dấu hiệu ngày càng sưng to. Thời gian gần nửa năm trở lại đây, Anh H. luôn trong tình trạng khó chịu, ban đầu chỉ cảm thấy hơi khó thở, nuốt khó nhưng về sau hiện tượng khó thở tăng lên, đặc biệt là vào ban đêm. Có những hôm anh H. gần như thức trắng đêm do sự chèn ép của khối u nang vùng cổ. Không chỉ gây cảm giác khó thở, việc ăn uống cũng luôn khiến anh cảm thấy khó khăn hơn trước.
Khoảng 3 tháng trước anh H. có đi khám lại tại bệnh viện tỉnh Điện Biên và được chẩn đoán nang lớn thùy trái tuyến giáp, đã hút hơn 70ml dịch nhưng sau vài ngày vùng cổ của anh lại to trở lại, tức vướng, nuốt nghẹn, vùng đầu sau gáy đau nhức, cơ thể mệt mỏi. Sau khi được chuyển xuống Bệnh viện Nội tiết Trung ương, kết quả khám cho thấy tuyến giáp bên trái to, có nhân di động, mật độ mềm, không đau; Siêu âm thấy nhân lớn thùy trái, trong đó phần dịch chiếm ưu thế, kích thước nhân 63x35mm.
Qua khai thác tiền sử, anh H. cho biết trong gia đình ngoài anh ra thì chị gái và anh trai ruột cũng mắc bệnh bướu cổ tương tự nhưng mức độ nhẹ hơn. Đặc biệt, trong địa phương nơi gia đình anh đang sinh sống có 60 hộ dân thì có 4 - 5 trường hợp có bệnh lý bướu cổ như anh.
Kỹ thuật hút dịch trực tiếp từ khối u nang cho bệnh nhân u tuyến giáp (Ảnh: BV Nội tiết Trung ương)
Theo ThS.BS Lê Thị Việt Hà - Trưởng khoa Bệnh lý Tuyến giáp, Bệnh viện Nội tiết Trung ương thì từ đầu năm đến nay tại khoa tiếp nhận khoảng 200 ca bệnh bướu giáp nhân giống như trường hợp của anh H. Điều đó cho thấy số lượng bệnh nhân mắc u nang giáp, bướu nhân tuyến giáp khá cao và đang có xu hướng gia tăng. Nhiều trường hợp khi nhập viện khối u đã quá lớn và bắt buộc phải tiến hành thủ thuật hút dịch kèm điều trị hỗ trợ nhiều lần để làm giảm sự phát triển của khối u nang.
ThS.BS Lê Thị Việt Hà cũng cho hay, cho đến nay nguyên nhân gây ra nang giáp chưa được chẩn đoán rõ ràng nhưng có một điểm chung cần lưu ý sau nhiều năm điều trị cho các bệnh nhân đó là những nhóm đối tượng như người trên 60 tuổi, phụ nữ, viêm giáp mạn tính gây suy giáp, thiếu iod, nhiễm trùng, sử dụng thuốc trầm cảm...
Đối với trường hợp của anh H. gọi là nang giáp (nang có dịch, nhân đặc) thì việc dùng phương pháp điều trị tốt nhất là tiêm cồn hoặc điều trị bằng sóng cao tần. Sau 3 tháng điều trị bằng phương pháp tiêm cồn, hiện tại khối nang giáp của anh H. đã giảm từ 60mm xuống còn 28mm. Anh H. cũng không còn cảm giác tức vướng, nuốt nghẹn, cơn đau đầu cũng giảm, đặc biệt cơ thể không còn mệt mỏi nữa.
Hiện nay, Bệnh viện Nội tiết Trung ương là một trong những bệnh viện đầu tiên thực hiện phương pháp điều trị này. Đối với những bệnh nhân thể tích dịch 20 - 30ml thì chỉ cần dùng thủ thuật hút 1 lần và tiêm cồn còn đối với bệnh nhân có thể tích dịch lớn hơn thì số lần hút dịch và tiêm cồn sẽ tăng lên 2 - 3 lần tùy theo mức độ bệnh của từng bệnh nhân.
Các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp đang được coi là “cơn dịch” không phải do lây lan mà vì ngày càng nhiều người mắc bệnh được phát hiện. Để phát hiện sớm và kịp thời điều trị nang giáp, người dân nên đi khám sàng lọc sớm, đặc biệt trong gia đình nếu có người mắc bệnh nên tới cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Nếu phát hiện ra nhân tuyến giáp thì người bệnh cần tới ngay các bệnh viện có chuyên khoa nội tiết và rối loạn chuyển hóa để được điều trị triệt để.
Bình luận của bạn