Giải đáp những thắc mắc thường gặp về bệnh cúm A

Nắm được các thông tin về bệnh cúm A sẽ giúp bố mẹ không quá lo sợ

Những quan niệm sai lầm về cúm A/H1N1

Mắc cúm H1N1: Chủ quan là chết

​Một sản phụ nguy kịch do nhiễm cúm A/H1N1

Hà Nội đã sẵn sàng ứng phó khi có dịch cúm A(H7N9)

Cúm A là gì?

Bệnh cúm do các chủng virus cúm A (H3N2), cúm A (H1N1), cúm B và cúm C gây ra nhưng phần lớn là cúm A (H1N1).

H1N1 là một loại virus cúm gây bệnh đường hô hấp. Nhiều người tỏ ra quá lo lắng trước loại virus này, nhưng hầu hết những người mắc phải đều nói rằng họ cảm thấy giống như bị cúm mùa. Điều nguy hiểm của loại virus này là nó là một loại virus đột biến, gây khó tạo miễn dịch. Đó là lý do tại sao nó có khả năng gây thành đại dịch.

Bệnh cúm A (H1N1) lây lan như thế nào?

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) tin rằng virus H1N1 lây lan theo cách tương tự như cúm mùa. Bạn có thể bị cúm nếu tiếp xúc với dịch tiết khi người bị cúm ho, hắt hơi hoặc chạm tay vào một vật mà họ vừa chạm vào, sau đó đưa tay lên mắt, miệng, mũi. Những người bị nhiễm bệnh có thể bắt đầu lây truyền mầm bệnh cúm từ 1 ngày trước khi các triệu chứng bắt đầu và cho đến 7 ngày sau khi khỏi bệnh, theo CDC. Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ, có khả năng truyền bệnh trong thời gian dài hơn.

Virus cúm A lây lan nhanh chóng

Làm thế nào để biết có bị cúm A hay không?

Bạn sẽ không thể biết được sự khác biệt giữa cúm mùa và cúm A nếu không đi khám hay làm xét nghiệm. Một số dấu hiệu cần chú ý để phân biệt cúm A với cúm mùa hay cảm lạnh là:

- Sốt cao hơn 38 độ C
- Ho khan
- Đau nhức cơ thể
- Vô cùng mệt mỏi
- Nhức đầu
- Khó chịu ở ngực
- Tiêu chảy
- Nôn.

Dấu hiệu bệnh cúm A trở nặng?

Mặc dù hầu hết các trường hợp mắc bệnh cúm đều ở mức độ nhẹ, nhưng trẻ em đặc biệt là những trẻ có bệnh lý mạn tính có thể bị biến chứng nặng.

Một số dấu hiệu cảnh báo ở trẻ em là:

 - Thở nhanh hoặc khó thở
- Da tái
- Mất nước, hoặc không uống đủ nước
- Chậm chạp, lờ đờ
- Khó chịu đến mức không muốn được bế
- Các triệu chứng đã cải thiện nhưng sau đó sốt lại và ho nặng hơn
- Sốt phát ban.

Một số dấu hiệu cảnh báo ở người lớn là:

- Khó thở
- Đau hoặc có áp lực đè nén ở ngực
- Chóng mặt đột ngột
- Nôn nhiều.

Trẻ bị cúm A thường sốt cao

Điều trị cúm A như thế nào?

Có thể điều trị bệnh cúm A bằng thuốc kháng virus Tamiflu và Relenza. Các loại thuốc có hiệu quả nhất khi dùng trong vòng 48 giờ kể từ khi bắt đầu có triệu chứng cúm. Điều trị bằng thuốc kháng virus thường kéo dài trong khoảng 5 ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng cần dùng đến những loại thuốc này. Hầu hết những người bị cúm A đều khỏi bệnh mà không cần điều trị.

Trẻ em có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm, đặc biệt là những trẻ mắc bệnh phổi và tim mạn tính, hệ thống miễn dịch bị tổn thương hoặc các triệu chứng ngày càng nặng, sẽ được kê đơn các loại thuốc kháng virus này.

Thuốc kháng virus có gây tác dụng phụ không?

Các tác dụng phụ phổ biến của thuốc kháng virus cúm là buồn nôn và nôn. Một vài trường hợp bị dị ứng da.

Tiêm phòng cúm có giúp phòng ngừa bệnh cúm A không?

Hiện tại vẫn chưa rõ liệu các mũi tiêm phòng cúm trước đây hay đã bị cúm trước đó có giúp bảo vệ bạn tránh khỏi virus cúm A hay không.

Phòng ngừa bệnh cúm bằng cách nào?

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi chạm tay vào mắt, mũi, miệng.
- Che miệng và mũi bằng khăn giấy bất cứ khi nào ho hoặc hắt hơi.
- Tránh tiếp xúc gần với người bệnh hoặc người bị cúm.
- Sử dụng nước sát trùng tay nếu đi ra ngoài không tiện rửa tay bằng nước sạch.
- Đeo khẩu trang khi trong phòng có người bị ốm, cúm.

Biết Tuốt H+ (Theo hopkinsmedicine/healthhub)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm