Bà bầu hy sinh cho con từ giấc ngủ

Cứ 10 mẹ thì có tới 8 mẹ bị mất ngủ trong khi mang thai

Tư thế ngủ tốt nhất cho mọi người

9 nguyên nhân hàng đầu khiến bạn thao thức về đêm

Trẻ em cũng mất ngủ như ai

Ngồi thiền giúp bà bầu giảm ốm nghén

Trằn trọc suốt đêm không sao chợp mắt được khiến nhiều chị em đã mệt mỏi lại càng thêm mỏi mệt, sinh ra cáu bẳn, khó tính. Hiện tượng này cũng thường xuất hiện trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Cứ 10 mẹ bầu thì có tới 8 mẹ bị mất ngủ trong thời kỳ này.

Bà bầu mất ngủ có thể do một số nguyên nhân sau gây ra:

Rối loạn tiêu hóa dẫn tới ợ nóng: Bà bầu có cảm giác nóng tại vùng xương ức ở ngực, thậm chí thỉnh thoảng dịch acid trong dạ dày trào lên thực quản. Hiện tượng này thường diễn ra trong thời gian đầu mang thai do ảnh hưởng của nội tiết tố progesterone khiến cho dịch vị dạ dày tràn lên thực quản. Những rối loạn này gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bà bầu, khiến bà bầu ngủ không ngon và sâu giấc.

Giải pháp: Chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh cho dạ dày bị dồn ứ thức ăn. Trước khi đi ngủ, nên uống sữa vì sữa có khả năng trung hòa acid trong dạ dày.

Tư thế ngủ không phù hợp: Tư thế ngủ không phù hợp cũng khiến cho bà bầu khó lòng mà ngủ ngon được. Khi thai nhi phát triển ngày một lớn, bạn sẽ không thể ngủ úp bụng, cũng không thể ngủ ngửa. Hầu như tất cả các tư thế ngủ đều khiến bạn không thể thoải mái.

Giải pháp: Bà bầu có thể kê một chiếc gối cao gối đầu khi ngủ hoặc ngủ trên võng, ghế đứng. Các chuyên gia khuyên rằng, bà bầu nên nằm nghiêng sang bên trái, tư thế ngủ này sẽ giúp lượng máu đến nhau thai tốt nhất. Trong trường hợp bụng bầu quá cỡ, bạn nên chèn 1 chiếc gối mềm ở phần bụng hoặc mua những chiếc gối chuyên dùng cho bà bầu. Tư thế ngủ thoải mái sẽ giúp cả mẹ và bé đều thoải mái, dễ có giấc ngủ ngon hơn.

Bị chuột rút giữa đêm: Phụ nữ mang thai bị chuột rút là do lượng calci trong máu thấp và thường bị vào buổi đêm. Đây là hiện tượng khiến nhiều mẹ bầu thấy khó chịu vì những cơn đau hành hạ vùng hông, đùi, bắp chân. Nhiều chị em sẽ gặp tình trạng này trong thời kỳ đầu ốm nghén hoặc ba tháng cuối thai kỳ.

Giải pháp: Massage các vị trí đau, tốt nhất là nên nhờ người ngoài làm giúp. Bổ sung lượng calci phù hợp nếu thấy cần thiết.

Ác mộng: mang thai là khoảng thời gian tâm trí bạn khá căng thẳng vì vậy những cơn ác mộng khi ngủ là không thể tránh khỏi. Những giấc mơ xáo trộn trong đêm cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn khó ngủ hoặc bị tỉnh giấc giữa đêm gây tình trạng mất ngủ.

Giải pháp: Giữ tinh thần luôn thoải mái. Bạn có thể đăng ký tham gia một lớp học tiền sản, các kiến thức khoa học, lời khuyên của chuyên gia cùng sự chia sẻ với các bà bầu cùng cảnh ngộ có thể giúp bạn giảm bớt lo âu không cần thiết để lấy lại một giấc ngủ ngon.

Đau lưng: Bà bầu thường có những cơn đau quanh vùng thắt lưng, đau từ vùng hông chạy xuống hai bên mông, hai chân. Hiện tượng này xuất hiện khi ngồi hoặc đứng quá lâu nhưng không đúng tư thế. Đó là do dây chằng vùng xương sống bị kéo dãn khiến các khớp xương lưng, mông phải chịu thêm áp lực.

Giải pháp: Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần tránh mang vác nặng, chỉ nên đi giày dép bệt. Việc tạo thói quen tập thể dục, ngồi thiền hoặc yoga hàng ngày có thể hạn chế hiện tượng này. Khi những cơn đau xuất hiện, nên xoa bóp một cách nhẹ nhàng.

Đi tiểu đêmKhi mang thai, áp lực của em bé đè lên bàng quang của thai phụ khiến buồn tiểu lúc giữa đêm. Mà thức dậy lúc giữa đêm nhiều khi thành thói quen dễ dẫn đến chứng mất ngủ.

Giải phápKhông nên uống quá nhiều nước trong vài giờ trước khi đi ngủ. Nên ăn nhiều vào buổi sáng và buổi trưa, sau đó ăn một bữa ăn nhẹ nhàng vào tuổi tối.

Em bé chuyển động: Thai nhi vẫn không ngừng phát triển, có sự chuyển hóa ngay cả khi người mẹ đang ngủ. Có nhiều bé rất hiếu động đạp mạnh trong bụng khiến thai phụ đột ngột tỉnh giấc và rất khó để có thể ngủ lại.

Giải pháp: Sử dụng thuốc ngủ khi mang thai rất nguy hiểm cho em bé nên mẹ bầu chỉ nên sử dụng các liệu pháp thư giãn như tắm nước ấm, uống sữa nóng, massage nhẹ nhàng để thư giãn các vùng cơ thể, sử dụng gối ngủ dành cho bà bầu để có tư thế ngủ thoái mái.

Thanh Hà H+ (Theo Babycenter/Webmd)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn